Thế Giới

12 quốc gia đạt thỏa thuận TPP, tốt cho Obama, VN chờ mua hàng hiệu rẻ

Monday, 05/10/2015 - 10:03:36

Nguyễn Hạnh (Jonathan Hạnh Nguyễn), chủ tịch công ty xuất nhập Liên Thái Bình Dương (IPP) nói với báo Zing hôm thứ Hai, “Việt Nam sẽ có hàng hiệu giá mềm.” TPP là điều ông mong chờ từ 10 năm nay, khi mới bắt tay kinh doanh hàng hiệu.

Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe đang họp báo về hiệp ước TPP vào sáng thứ Ba tại Đông Kinh. (Getty Images)


ATLANTA - Hoa Kỳ, Nhật Bản, và 10 nước khác nằm chung quanh biển Thái Bình Dương đã đạt được thỏa thuận về hiệp định tự do thương mại lớn nhất tính trong một thế hệ. Đây là một nỗ lực đầy hoài bão do chính phủ Obama cầm đầu, để liên kết chặt chẽ các nền kinh tế trên khắp một khu vực rộng lớn, chống lại thế lực kinh tế của Trung Quốc.

Thỏa thuận này kết thúc sau gần sáu năm thương thuyết đầy gian khổ về một dự án chiếm vị trí trung tâm trong chính sách kinh tế của Tổng Thống Obama, và có thể đem lại cho ông một thành tích quan trọng trong sự nghiệp chính trị vào cuối nhiệm kỳ tổng thống của ông.

ông Michael B. Froman, đại diện thương mại Hoa Kỳ, mô tả hiệp ước này là một “thỏa thuận lịch sử.” Thỏa ước này giải quyết những thách đố kinh tế và mậu dịch quốc tế “phải đối diện trong thế kỷ 21.”
Thỏa thuận này đạt được tại Atlanta hôm thứ Hai “sẽ giúp xác định các quy tắc đi đường cho khu vực Á Châu-Thái Bình Dương” trong nhiều thập niên sắp tới, theo ông Froman nói với các ký giả.

Các thương thuyết gia đã dành ra một tuần đàm phán sôi nổi, để tìm kiếm sự đồng thuận về các điều khoản của Hiệp Ước Thương Mại Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Vào hôm Chủ Nhật, các kế hoạch loan báo công khai một thỏa thuận đã bị trì hoãn nhiều lần, giữa lúc các bên tham gia tranh cãi về những chi tiết kỹ thuật, liên quan đến vấn đề tiếp cận thị trường cho các sản phẩm từ sữa và các loại thuốc sinh học thế hệ mới.

Bộ Trưởng Thương Mại Ed Fast, đặc sứ của Canada trong các cuộc hội đàm, nói với báo chí hôm thứ Hai, “Chúng tôi đã đạt được một điều mà một số người nghĩ từng rằng không thể nào làm được.”

Trong hiệp định trải rộng, gồm nhiều chương, chỉ có hai phần đề cập đến những khoản giảm thuế biểu cho nông nghiệp và xe hơi, cũng như quyền sở hữu trí tuệ cho các loại dược phẩm và phim ảnh, lưu lượng tự do của thông tin trên Internet, bảo tồn động vật hoang dã, thương mại trực tuyến trên mạng, và tranh cãi về những sự thu xếp cho các công ty đa quốc gia.

Trong các cuộc đàm phán cập rập vào giờ chót, cảm thức về tình trạng cấp bách đã được nâng cao bởi các cuộc bầu cử ở Canada trong tháng này và ở Mỹ trong năm tới. Những người phản đối thỏa thuận này đã tổ chức các cuộc biểu tình bên trong và bên ngoài một khách sạn Westin ở Atlanta, nơi mà các thương thuyết gia đã họp.

Chính quyền Obama đã trình bày hiệp ước như là một nỗ lực mang tính bước ngoặt, để thiết lập những quy tắc mới của thương mại quốc tế giữa một chục quốc gia, tại một thời điểm khi công nghệ phát triển đang làm gián đoạn công nghiệp cũ và tạo ra những cái mới.

Mười-hai quốc gia tham gia TPP là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Brunei, Chile, Mã Lai, Mexico, Tân Tây Lan, Peru, Singapore và Việt Nam. các nước này cộng lại chiếm 40 phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội của thế giới.

Tại Việt Nam, nhiều người bày tỏ sự lạc quan sau khi biết TPP đã được ký kết. Họ tin rằng hiệp ước này sẽ giới tiêu thụ tại Việt Nam được mua hàng gốc với giá tốt.

Nguyễn Hạnh (Jonathan Hạnh Nguyễn), chủ tịch công ty xuất nhập Liên Thái Bình Dương (IPP) nói với báo Zing hôm thứ Hai, “Việt Nam sẽ có hàng hiệu giá mềm.” TPP là điều ông mong chờ từ 10 năm nay, khi mới bắt tay kinh doanh hàng hiệu.

Khi được gia nhập thị trường chung, các công ty tại Việt Nam sẽ không phải tốn kém chi phí trong việc xuất cảng cũng như nhập cảng.

Một trong các món hàng nhập cảng sẽ rẻ hơn trước là xe hơi. Món hàng này đang bị đánh thuêrất cao. Nếu TPP được thông qua tại mỗi quốc gia, xe Mỹ nhập vào Việt Nam có thể sẽ có mức thuế rất thấp, xuống tới 0%.

Trong năm 2011, ông Obama loan báo rằng chính phủ của ông sẽ đóng một vai trò cầm đầu trong các cuộc đàm phán. Ông đứng lên làm một cuộc chiến thắng lớn, khi ông còn chỉ hơn một năm tại chức. Ban đầu ông hoài nghi về các thỏa thuận thương mại lớn, khi ông mới bước vào Tòa Bạch Ốc. Nhưng sau đó, Tổng thống Obama đã chấp nhận hiệp ước Vành Đai Thái Bình, coi đó là một cách thức để củng cố chiến lược của ông là cân bằng lại chính sách ngoại giao hướng tới Á Châu, và duy trì một lợi thế kinh tế đối mặt với ảnh hưởng đang tăng lên của Trung Quốc.

Tuy nhiên ngay cả khi thỏa thuận này được hoàn thành, công việc của ông Obama vẫn chưa xong. Ông đã giành được những quyền hạn thương mại mới và được thực thi nhanh, từ Quốc Hội vào mùa xuân, để giúp làm suôn sẻ những cuộc đàm. Thế nhưng tổng thống vẫn còn phải làm cho thỏa thuận chính thức được phê chuẩn bởi một cuộc bỏ phiếu tại Quốc Hội. Cuộc biểu quyết ấy có lẽ sẽ diễn ra vào đầu năm tới.
Trong số những người phản đối thỏa thuận này, có các nghiệp đoàn lao động, các nhóm môi trường, và phe tự do trong đảng Dân Chủ. Họ đã cam kết tổ chức một chiến dịch cuối cùng để ngăn chặn hiệp định ấy, trước trụ sở Quốc Hội. Họ chỉ trích TPP là một khuôn khổ pháp lý nhằm bảo vệ lợi ích của các công ty đa quốc gia lớn, trong khi đó chẳng làm được gì nhiều để bảo vệ các quyền của người lao động và bảo vệ môi trường. Các giới chức Mỹ nói rằng có những chương trong thỏa thuận ấy chứa những điều khoản có thể được thực thi công lực.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT