Thế Giới

"Núi muối nhân tạo" lớn nhất thế giới ở Đức cao hơn 1640ft so với mực nước biển

Tuesday, 06/06/2023 - 05:07:33

Mọi người có thể nhìn thấy núi muối trên những cánh đồng muối bên biển, nhưng những núi muối này chẳng là gì so với "núi muối nhân tạo" lớn nhất thế giới ở miền trung nước Đức

Monte_Kali
Nhìn từ xa, "Monte Kali" trông giống như một ngọn núi trắng.

Núi muối ở Đức cao hơn 500m (1640ft) so với mực nước biển, có thể nói là một ngọn núi thật, ở một mức độ nào đó đã trở thành điểm du lịch địa phương, thu hút du khách khắp nơi đến tham quan.

Núi muối được gọi là Monte Kali nằm ở thị trấn Herringen thuộc bang Hessen của Đức. Nhìn từ xa, nó trông giống như một ngọn núi trắng nổi bật trên cánh đồng xanh. Kali là tên viết tắt của từ Kalisalz (muối kali) trong tiếng Đức.

Nguồn gốc của "Monte Kali" có thể bắt nguồn từ năm 1976, khi Tập đoàn Kali Đức (K+S) chiết xuất kali từ các mỏ gần đó để sản xuất các sản phẩm như xà phòng và thủy tinh. Tuy nhiên, quá trình tinh chế muối kali tạo ra một lượng lớn natri clorua, là thành phần chính của muối ăn.

Để xử lý muối, công ty bắt đầu đổ nó xuống Herringen, theo thời gian đã tạo thành một ngọn núi muối khổng lồ. Trên thực tế, có một số núi muối trong khu vực, trong đó "Monte Kali" là lớn nhất. Vùng này được gọi là "Vùng đất của những ngọn núi trắng" (Land der weißen Berge) vì những ngọn núi muối này.

Tính đến năm 2017, "Monte Kali" có độ cao 530m (1640ft) và có diện tích hơn 100 ha (247 mẫu), có thể được nhìn thấy ở bất cứ đâu ở Herringen. Một người bình thường có thể leo lên đỉnh núi muối này trong khoảng 15 phút và thưởng ngoạn quang cảnh thung lũng sông Werra và Rừng Thuringian ở phía xa.

Khối lượng hiện tại của Monte Kali được ước tính vào khoảng 236 triệu tấn, nặng bằng 23.600 tòa tháp Eiffel. Tập đoàn K+S của Đức vẫn hàng ngày sử dụng băng tải dài 0.9 Miles, mỗi giờ đổ hơn 1.000 tấn muối khiến núi muối này ngày càng lớn hơn.

Có thể tưởng tượng rằng một ngọn núi muối khổng lồ như vậy gần sông Werra và các khu rừng sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sông Werra và nước ngầm trong khu vực đã bị nhiễm mặn. Trong số 60 đến 100 loài động vật không xương sống từng tồn tại ở khu vực Herringen, chỉ có ba loài sống sót.

Bất chấp những lo ngại về môi trường do núi muối gây ra, các nhà chức trách khó có thể ngừng khai thác và sản xuất vì ngành công nghiệp kali tạo ra hàng nghìn việc làm trong khu vực.

Theo Mạt Lỵ - Epochtimes

Thanh Hương biên dịch

Ảnh: By Wolkenkratzer - Own work, CC BY-SA 3.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=30917826

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT