Thế Giới

6 người Úc chết vì chứng "suyễn giông tố"

Monday, 28/11/2016 - 10:38:11

Những mức độ bào tử nấm trong không khí thường đạt đỉnh cao trong mùa thu hoạch. Những mức độ ấy cũng có thể được kéo lê và bị phá vỡ, trong những cơn giông lớn do sự gia tăng áp suất khí quyển, theo ông Sheikh cho biết.

Một trận giông tố đang tràn qua thành phố Melbourne Úc trong tháng Năm 2016. Vì có mức độ phấn hoa cao, cộng với độ ẩm từ trời mưa mới đây, hàng ngàn người Úc đã bị chứng suyễn giông tố. (Hình Chris Hopkins/Getty Images)

 

Một căn bệnh kỳ quái gọi là hen suyễn giông tố (thunderstorm asthma) hiện nay đã làm thiệt mạng ít nhất sáu người ở nước Úc.

Hàng ngàn người đã phải vào bệnh viện Melbourne và những nơi khác ở Victoria, từ hôm thứ Hai tuần trước, với chứng khó thở do một sự kết hợp hiếm có của thời tiết và phấn hoa.

Một tuần sau đó, tính đến thứ Hai tuần này, có tới 12 người vẫn đang được điều trị tại bệnh viện. Trong số đó có ba người đang ở trong tình trạng nguy kịch, theo Bộ Y Tế Victoria cho biết.

Chứng suyễn giông tố xảy ra khi một cơn giông tràn tới, trong một giai đoạn mức độ phấn hoa cao bất thường và độ ẩm cao, làm cho các hạt phấn bể ra và phân tán, lọt vào phổi người ta, và làm cho họ khó thở.

Trong một cuộc khảo sát của đại học University of Melbourne, 74% trong số những người được hỏi nói rằng họ đã trải qua một cơn hen suyễn, trong trận giông tuần qua.

Phấn hoa cỏ là nguyên nhân thông thường nhất được biết là gây ra chứng hen suyễn vì giông. Tuy vậy những cơn hen cũng có thể được kích thích hoạt động, bởi những mức độ quá cao của phấn hoa cây và bào tử nấm bay trong không khí.

Aziz Sheikh, giáo sư khoa Nghiên Cứu Và Phát Triển Chăm Sóc Sơ Cấp tại đại học University of Edinburgh, nói, “Điều này sẽ thay đổi tùy theo vị trí địa lý.” Ông nói thêm rằng chẳng hạn phấn hoa từ cây ô liu đã được báo cáo, trong một cuộc hội thảo về chứng suyễn giông trước đó, ở nước Ý vào năm 2010.

Những mức độ bào tử nấm trong không khí thường đạt đỉnh cao trong mùa thu hoạch. Những mức độ ấy cũng có thể được kéo lê và bị phá vỡ, trong những cơn giông lớn do sự gia tăng áp suất khí quyển, theo ông Sheikh cho biết.

Một cuộc xem xét lại chính thức đang được thực hiện, về cách thức các dịch vụ khẩn cấp và hệ thống y tế tiểu bang Victoria ứng phó với tình trạng khẩn cấp suyễn giông.
Thêm 60 xe cứu thương phải được điều động, giữa lúc có hơn 1,900 cú gọi điện thoại tràn ngập các đường dây điện thoại khẩn cấp trong bốn giờ, tức cứ 4-5 giây thì có một cú gọi.
Những gì có thể làm được?

Chứng suyễn giông xảy ra khắp nơi trên thế giới trong điều kiện khác nhau. Thế nhưng vẫn có những yếu tố dai dẳng, theo bà Reena Ghildyal cho biết. Bà là một chuyên gia trong ngành các khoa học y sinh học tại đại học University of Canberra. Trong tuần qua, bà viết “Có nhiều chủ đề chung trong mọi báo cáo về chứng suyễn liên quan tới giông: Một mức mật độ cao của chất liệu có khả năng gây dị ứng, giống như mức độ vào cuối mùa xuân ở Melbourne (các hạt phấn hoa hoặc nấm), một cơn giông cuốn theo những chất gây dị ứng. Những chất này bể ra khi bị ướt và phóng ra những hạt rất nhỏ (giống như hạt tinh bột hoặc bào tử nấm).”

Những người bị hen suyễn trước hiện đặc biệt có nguy cơ biến chứng từ bệnh suyễn giông, và do đó nên có biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Bà nói, “Hãy tiếp tục được cập nhật hóa về lượng phấn hoa và dự báo thời tiết, đặc biệt vào mùa xuân ở địa phương; giữ cho thuốc hen suyễn của bạn được cập nhật; ngắm cảnh cơn giông từ bên trong nhà; và hãy gọi cho dịch vụ khẩn cấp, nếu chứng suyễn đâm nặng ra, hoặc bạn cảm thấy khó thở.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT