Kinh Doanh

American Apparel đóng xưởng ở Mỹ, 2,400 công nhân mất việc tại Nam California

Monday, 16/01/2017 - 11:23:30

Bị chồng chất bởi gánh nặng nợ nần dưới thời Charney giữ chức vụ, American Apparel lần đầu tiên nộp đơn xin phá sản trong tháng Mười năm 2015, và được tiếp quản bởi những nhóm người đầu tư trước đây là Monarch Alternative Capital.

Xưởng may lớn nhất nước Mỹ sắp đóng cửa
Trụ sở của công ty American Apparel tại Los Angeles hai năm trước đây, khi công ty bắt đầu gặp khó khăn. Đến nay American Apparel bị phá sản, được mua lại một phần bởi Gildan. Nhưng vì Gildan không nhận các nhân viên của American Apparel, nên bắt đầu trong tuần này công ty từng một thời sản xuất quần áo lớn nhất nước Mỹ phải cho các nhân viên nghỉ việc vĩnh viễn. (Mark Ralston/ Getty Images)


LOS ANGELES - Bắt đầu từ ngày thứ Hai vừa qua, công ty may mặc American Apparel bắt đầu cho nghỉ việc 2,400 công nhân tại Nam California. Sự sa thải này là đoạn chót trong tiến trình phá sản của American Apparel, một công ty từng đứng đầu toàn nước Mỹ về số lượng quần áo sản xuất ngay tại quốc gia này.

Cuộc sa thải sẽ tiếp tục trong suốt tuần này, ảnh hưởng đến những công nhân chuyên về sản xuất. American Apparel đã có khoảng 3,500 công nhân làm việc trong xưởng tại Nam California. Công ty chưa cho biết số phận sẽ ra sao của nhân viên trong các ban khác như kế toán, điều hành, quảng cáo, vân vân.

American Apparel từng là một công ty bán lẻ rất thành công, đạt cao điểm với hơn $600 triệu Mỹ kim doanh thu một năm. Công ty đã khai phá sản, cần chấm dứt hoạt động và bán lại mọi tài sản. Một cuộc đấu giá phá sản đã kết thúc với việc Gildan Activewear, một công ty của Canada chuyên sản xuất áo T-shirt và đồ lót, mua lại tài sản trí tuệ và những tài sản khác của American Apparel, với giá $88 triệu.
Cuộc thương lượng mua bán với Gildan không bao gồm các cửa tiệm chuyên bán hàng hiệu American Apparel và các công nhân ở Los Angeles. Vì không được làm việc tiếp cho Gildan, nên các công nhân bắt đầu bị cho nghỉ việc. Công ty từng có 4,700 nhân viên và 110 cửa hàng, tính cho đến tháng 11, khi công ty nộp đơn xin phá sản lần thứ nhì tính trong vòng 13 tháng.

Gildian nói rằng họ không có trách nhiệm giữ lại các công nhân của American Apparel.
Hồi kết thúc bắt đầu khoảng hai năm trước, sau khi hội đồng quản trị của American Apparel sa thải của ông Dov Charney, người sáng lập và giám đốc điều hành của công ty, vì hành vi bị cáo buộc là sai trái mà ông bác bỏ. Ông Charney đã phản công trong một trận chiến công khai, gây tổn thương và rốt cuộc là vô ích, để giành lại quyền kiểm soát.

Bị chồng chất bởi gánh nặng nợ nần dưới thời Charney giữ chức vụ, American Apparel lần đầu tiên nộp đơn xin phá sản trong tháng Mười năm 2015, và được tiếp quản bởi những nhóm người đầu tư trước đây là Monarch Alternative Capital.

Nhưng việc tái tổ chức đã không làm được bao nhiêu, để làm chậm lại sự sa sút American Apparel, trong lúc số lượng thương vụ càng tiếp tục sụt giảm. Một đơn xin phá sản thứ nhì, được nộp trong tháng 11 năm ngoái, tập trung vào việc bán đấu giá công ty, với một mức giá ban đầu được Gildian đề nghị là $66 triệu. Charney tố cáo hội đồng quản trị đã làm một “sai lầm rất lớn,” và phá hủy công ty mà ông bắt đầu sáng lập khi còn là một sinh viên.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông nói, “Tôi vô cùng thất vọng. Điều này đáng lý không xảy ra.”
Người ta vẫn còn chờ xem những gì xảy ra với nhãn hiệu American Apparel. American Apparel có thể tiếp tục bán quần áo trong các cửa hàng và trên mạng internet, theo một giấy phép có hiệu lực 100 ngày. Phần thưởng lớn hơn là đưa kinh doanh bán sỉ vào trong phân bộ khu vực Bắc Mỹ Châu của Gildan để giành lấy phần thị trường trong trong các sản phẩm thời trang căn bản

Trước cuộc đấu giá, các chủ nợ của American Apparel thúc giục Gildian tìm một đối tác cho những bộ phận của công ty mà Gildan không muốn, trong số đó có các cửa hàng. Từ khi nộp đơn xin phá sản trong tháng 11, American Apparel đã thanh lý các địa điểm mang lại lợi nhuận nhiều nhất của công ty theo hồ sơ tòa án cho biết. Thêm nhiều cửa hàng đầy hứa hẹn vẫn có thể được tiếp quản và điều hành dưới danh xưng American Apparel.

Gildan mở rộng vào lĩnh vực quần áo đồ hiệu, và sản xuất loại vớ Under Armour Inc. để bán lẻ. Việc mua lại American Apparel có thể giúp công ty 30 tuổi này tăng trưởng, trong phần cuối thời thượng hơn và sinh lợi nhiều hơn của ngành kinh doanh in lụa, chiếm khoảng 60 phần trăm tronng thu nhập của công ty.

Gildan chưa quyết định địa điểm sản xuất hàng hóa mang nhãn hiệu American Apparel từ nay trở đi. Nhưng Gildan đã quyết định không dùng quyền đảm nhận việc cho thuê trên hai nhà máy và một trung tâm phân phối ở Los Angeles. Công ty Canada này đang mua máy may và thiết bị dệt kim và nhuộm, để sản xuất những sản phẩm bán sỉ. Gildan đã có các nhà máy ở mấy tiểu bang, trong số đó có North Carolina và Georgia, và những sản phẩm thành phẩm đều được làm ở Mỹ.

Là người gốc Montreal, Canada, ông Charney bắt đầu thành lập công ty tiền thân của American Apparel vào năm 1989, khi ông đang họ năm thứ nhất tại trường Tufts University ở Massachusetts. Ông không tốt nghiệp. Thay vì vậy, ông lên đường đến South Carolina, nơi ông bắt đầu sản xuất áo T-shirt. Cách mười năm sau đó, ông dời hoạt động đến Los Angeles, nơi có năng suất cao hơn. Ông đưa công ty vào lĩnh vực công cộng trong năm 2005, và xây dựng nhánh bán lẻ thành một hoạt động toàn cầu.

Ông Charney nổi bật lên trong số các đối thủ của ông, bằng cách tập trung vào những sản phẩm căn bản được làm rất tốt tại Hoa Kỳ, khi việc sản xuất quần áo được chuyển sang Á Châu. Ông cũng gây ra tranh cãi với những mục quảng cáo nặng sắc thái tình dục, có những người mẫu không chuyên nghiệp, và những màn táo báo như đặt lông mu trên những người mẫu giả mannequin. Các đơn kiện tố cáo Charney sách nhiễu tình dục cũng làm cho công ty bị chú ý nhiều. Tất cả các trường hợp ấy đều đã bị bác bỏ hoặc dàn xếp.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT