Thế Giới

Âu Châu kêu gọi trang bị công tắc giết robot

Monday, 27/03/2017 - 10:04:24

Bản phúc trình này đan cử ví dụ về những robot chăm sóc, nói rằng những người nào phụ thuộc về mặt thể lý vào chúng đều có thể phát triển sự gắn bó về cảm xúc.


Tổng Thống Francois Hollande đang xem người máy tại xưởng Platinium 3D ở Charleville-Mezieres, Pháp. (Francois Nascimbeni/AFP/Getty Images)



Âu Châu đang chuẩn bị cho một cuộc cách mạng robot. Các nhà lập pháp Âu Châu đã đề nghị rằng các robot đều được trang bị “công tắc giết” khẩn cấp, để ngăn cản chúng gây thiệt hại quá mức. Các nhà lập pháp cũng gợi ý rằng các robot phải được bảo hiểm, và thậm chí phải đóng thuế.

Đề nghị về việc quản trị robot được chấp thuận bởi Ủy Ban Pháp Lý Sự Vụ của Nghị Viện Âu Châu đầu năm nay. Vấn đề này bây giờ sẽ được xem xét bởi Ủy Ban Âu Châu, cơ quan điều tiết hàng đầu của Liên
Hiệp Âu Châu.

Tác giả của đề nghị này là Mady Delvaux, thành viên Nghị Viện Âu Châu. Ông nói, “Một số lượng gia tăng của những khu vực trong đời sống hàng ngày của chúng ta đang càng ngày càng chịu ảnh hưởng của công nghệ robot. Để bảo đảm rằng các robot đang và sẽ vẫn phục vụ con người, chúng ta cần phải cấp bách tạo ra một khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ của Âu Châu.” Sau đây là những điều được các nhà lập pháp đề nghị:

- Công tắc tắt máy khẩn cấp (kill switch)
Đề nghị này gọi lập một điều lệ mới về công nghệ robot. Điều lệ này sẽ cung cấp cho các kỹ sư những hướng dẫn về cách thức thiết kế máy móc đạo đức và an toàn.
Chẳng hạn, các nhà thiết kế phải bao gồm “những công tắc tắt máy”, để cho robot có thể được tắt đi trong trường hợp khẩn cấp. Họ cũng phải bảo đảm rằng các robot có thể được lập chương trình điện toán lại, nếu nhu liệu của chúng không hoạt động đúng như thiết kế.

- Ngăn chặn những các robot sát thủ
Đề nghị này nói rằng các nhà thiết kế, sản xuất và vận hành robot nói chung nên được điều tiết bởi “các luật về robot” được mô tả bởi nhà văn khoa học giả tưởng Isaac Asimov.
Các luật của ông Asimov quy định rằng một robot phải không bao giờ gây tổn hại hoặc giết một con người, và phải luôn luôn tuân theo mệnh lệnh của người sáng tạo ra nó. Robot phải bảo vệ sự tồn tại của chính chúng, trừ khi làm như vậy sẽ gây thiệt hại cho con người.

- Hãy nhớ: Nó chỉ là một robot
Đề nghị này cũng nói rằng robot nên luôn luôn được xác định là những sản phẩm cơ khí được sáng tạo. Điều đó sẽ giúp ngăn chặn không cho con người phát triển sự gắn bó về cảm xúc.
Ông Delvaux nói, “Quý vị luôn luôn phải nói với người ta rằng robot không phải là một con người, và robot sẽ không bao giờ là một con người. Quý vị chớ bao giờ nên nghĩ rằng một robot là một con người và nó yêu quý vị.”

Bản phúc trình này đan cử ví dụ về những robot chăm sóc, nói rằng những người nào phụ thuộc về mặt thể lý vào chúng đều có thể phát triển sự gắn bó về cảm xúc.

- Ai chịu trách nhiệm về robot có hành vi sai trái?
Đề nghị này kêu gọi một chương trình bảo hiểm bắt buộc, tương tự như bảo hiểm xe. Chương trình này sẽ đòi các nhà sản xuất và các chủ nhân phải mua bảo hiểm, để trả tiền bồi thường cho những thiệt hại do robot của họ gây ra.

- Cho robot các quyền?
Đề nghị thăm dò vấn đề robot tự trị tinh vi có nên được cấp cho cương vị “người điện tử” hay không.
Danh xưng này sẽ được áp dụng trong những tình huống, trong đó các robot thực hiện những quyết định tự trị, hoặc tương tác với con người một cách độc lập.
Danh xưng ấy cũng sẽ cho robot một số quyền lợi và nghĩa vụ, Chẳng hạn như robot sẽ chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại mà nó gây ra.

- Robot phải nộp thuế?
Nếu những robot tân tiến bắt đầu thay thế những người lao động với số lượng lớn, bản phúc trình đề nghị Ủy Ban Âu Châu đòi buộc các chủ nhân của robot phải nộp thuế, hoặc đóng góp cho an sinh xã hội.
Các nước thành viên EU cũng nên xem xét việc ấn định một mức thu nhập phổ quát, để làm nhẹ bớt sức tác động của nạn thất nghiệp.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT