Thế Giới

Bắc Hàn sẽ sản xuất hàng loại hỏa tiễn

Monday, 22/05/2017 - 10:13:17

Báo chí Bắc Hàn cho biết Bình Nhưỡng sẽ cho thử thêm nhiều hỏa tiễn nữa. Sau khi xem vụ bắn thử, Chủ Tịch Kim Chính Vân đã ra lệnh Bắc Hàn sản xuất hàng loạt loại hỏa tiễn này và chấp thuận sử dụng nó như phương tiện tấn công ồ ạt.

Hỏa tiễn mà Bắc Hàn cho bắn thử hôm Chủ Nhật là một hỏa tiễn liên lục địa tầm trung địa-địa có tên Pukguksong-2. Đây là một dấu hiệu cho thấy giờ đây Bình Nhưỡng đã có tiến bộ khá nhanh trong kỹ thuật chế tạo vũ khí.
Pukguksong-2 là loại hỏa tiễn dùng nhiên liệu đặc, được phóng từ một giàn phóng lưu động, cho thấy hỏa tiễn này có thể được bất ngờ bắn bất cứ khi nào, vì đã được đổ sẵn sẵn nhiên liệu, khiến kẻ địch khó lòng phát giác trước cuộc tấn công. Các viên chức Nam Hàn cho biết hỏa tiễn hôm qua bay xa 310 dặm, sau khi đạt độ cao là 350 dặm.
Báo chí Bắc Hàn cho biết Bình Nhưỡng sẽ cho thử thêm nhiều hỏa tiễn nữa. Sau khi xem vụ bắn thử, Chủ Tịch Kim Chính Vân đã ra lệnh Bắc Hàn sản xuất hàng loạt loại hỏa tiễn này và chấp thuận sử dụng nó như phương tiện tấn công ồ ạt.

Thổ phản đối Mỹ về việc Erdogan bị biểu tình
Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu Đại Sứ Mỹ John Bass đến để chính thức phản đối về các “hành vi bạo lực và không chuyên nghiệp” của nhân viên an ninh Mỹ đối với một số nhân viên bảo vệ an ninh cho Tổng Thống Recep Tayyip Erdogan nhân dịp ông mới thăm Hoa Kỳ. Một số bảo vệ cho ông Erdogan đã đánh đấm dữ dội vào những người biểu tình phản đối chuyến thăm viếng của ông Erdogan và có 11 người bị thương trong vụ này.
Thổ Nhĩ Kỳ tố cáo những kẻ ủng hộ người Kurd đã gây sự trước ở bên ngoài Tòa Đại Sứ Thổ Nhĩ Kỳ ở Washington, còn Mỹ tố cáo nhân viên an ninh của ông Erdogan tấn công tàn bạo người biểu tình ôn hòa. Chuyện rắc rối này lại làm cho quan hệ giữa Mỹ và đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ vốn đã nặng nề nay lại căng thẳng thêm.
Nghị sĩ John McCain đã đòi trục xuất Đại Sứ Thổ Nhĩ Kỳ về nước. Bộ Ngoại Giao đã mời Đại Sứ Thổ Nhĩ Kỳ ở thủ đô Washington đến cật vấn về chuyện bạo lực này.

Nepal thiêu hủy trên 4,000 bộ phận thú hoang
Ngoại Trưởng Prakash Sharan Mahat đã châm đuốc đốt một đống chất cao các sản phẩm của trên 4,000 động vật hoang dã bị tịch thu, nhằm đánh dầu ngày “International Day for Biological Diversity.”
Ông nói, “Chúng tôi hy vọng hành động thiêu hủy hôm nay gửi tín hiệu cho thế giới biết là bộ phận của thú hoang chỉ có giá trị và ý nghĩa khi bọn thú còn sống, chúng tôi muốn làm nản lòng những ai còn muốn buôn bán cơ thể động vật hoang dã trên thế giới.”
Lần cuối Nepal cho đốt bộ phận thú hoang bị tịch thu là 20 năm về trước. Trong vườn quốc gia Chitwan National Park của Nepal, con số hổ và tê giác một sừng đã tăng lên từ hai thập niên qua. Theo các dữ liệu của chính phủ, Nepal hiện có 198 con cọp còn sống, 645 con tê giác, so với 91 con cọp và 372 con tế giác cách đây hai thập niên.
Các viên chức Nepal cho là ý thức bảo vệ thiên nhiên của quần chúng, cộng với cách quản lý hữu hiệu là hai lý do khiến số thú rừng này tăng cao.

Thái Lan: Bom nổ, hơn 20 người bị thương
Một quả bom cỡ nhỏ đã phát nổ trong một bệnh viện quân sự ở Thái Lan, khiến hơn 20 người bị thương. Bệnh viện Phramongkutklao Hospital là nơi chăm sóc các thành viên cựu quân nhân của quân đội Thái Lan và gia đình họ. Vụ nổ bom diễn ra đúng vào ngày sinh nhật năm thứ ba khi quân đội Thái lan thực hiện cú đảo chính và nắm quyền luôn cho đến nay.
Quả bom phát nổ bên trong một căn phòng chờ khám bệnh, cạnh một gian hàng thuốc tây và cảnh sát điều tra vẫn không biết ai là thủ phạm.
Phó Giám Đốc Nha Cảnh Sát Quốc Gia Thái Lan Srivara Rangsibrahmanakul nói với báo chí, “Chúng tôi tìm thấy một số tàn tích dây nhợ, quả bom chỉ gây hại trong vòng đường kính từ 2 đến 3 mét mà thôi.”
Đa số các nạn nhân bị mảnh kính vỡ bay ghim phải và có 8 người phải được điều trị ở bệnh viện. Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, người cầm đầu cuộc đảo chính năm 2014, đã ra lệnh phải điều tra ngay tức khắc xem ai là thủ phạm vụ này.

Pháp: Hoạt náo viên TV bị phản đối
Số người phản đối đã đông kỷ lục. Họ phàn nàn một hoạt náo viên TV của Pháp đã công khai chế diễu người đồng tính luyến ái và còn phê bình những ai chỉ trích ông ta. Cyril Hanouna còn giả giọng đàn bà nhằm lừa gạt và trêu chọc họ.
Một nạn nhân thuộc giới đồng tính đã lâm vào tình trạng “bị sốc hoàn toàn” khi bị như thế, theo lời đại diện một chức đống tính ở Pháp cho biết. Trong chương trinh có tên “đừng đụng chạm tới TV của tôi” ông Hanouna trình bày mỗi đêm và có đến 20,000 người gọi vào phản đối ông, họ cho là “ông hoạt náo viên này có khuynh hướng bài bác người đồng tính quá nặng nề.” Được biết ông Hanouna đã giả dạng là một người lưỡng tính tên Jean-José trên online và chat với nhiều người, với sự theo dõi trực tiếp của trên 1 triệu khán thính giả. Một người đồng tính sau đó nói “anh rất lo sợ là thân nhân gia đình khám phá anh là đồng tính vì trò trêu ghẹo của ông Hanouna.”

Indonesia: Cảnh sát bắt 141 người đồng tính
Cảnh sát đã bắt giữ 141 người đàn ông tham gia vào một party mà họ miêu tả là của người đồng tính luyến ái tại một trung tâm tắm hơi ở thủ đô Jakarta hôm Chủ Nhật. Cảnh sát điều tra cho hay có cả 1 người Anh và 1 người Singapore nằm trong số bị bắt và mỗi người tham gia party phải trả một số tiền là $14 Mỹ kim.
Hiện nay chính phủ Indonesia bị than phiền có chính sách ngày càng cứng rắn hơn đối với những người đồng tính các loại. Chỉ có tỉnh Aceh là có luật cấm triệt để vấn đề đồng tính còn thì các tỉnh khác không xem đồng tính là phạm luật. Nhưng phát ngôn nhân cảnh sát Jakarta Raden Argo Yuwono nói một số người bị bắt sẽ bị truy tố tội khiêu dâm theo luật của Indonesia.
Ông Raden nói, “Một số người có cử chỉ quá lộ liễu khi bị bắt, kể cả thoát y, sẽ bị truy tố.” Thoát y chốn công cộng ở Indoneis, quốc gia có số tín đồ Hồi giáo lớn nhất thế giới, sẽ bị ghép vào tội khiêu dâm.

Bầu tân Chủ Tịch Tổ Chức Y Tế
Cuộc hội họp hàng năm của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) ở Geneva, Thụy Sĩ, quy tụ 4,000 đại biểu từ 194 quốc gia thành viên nhằm bầu ra người thay thế bà Margaret Chan đã hết nhiệm kỳ vào ngày thứ Ba. Có ba ứng cử viên cho chức vụ của bà Chan.
Bộ Trưởng Y Tế Tom Price đại diện cho phái đoàn Hoa Kỳ, tuyên bố, “Chủ tịch kế tiếp phải làm sao thúc đầy WHO tiến lên và cần có kế hoạch ưu tiên cho các thay đổi.”
Ông Tom Price và phái đoàn Hoa Kỳ đã không hài lòng và thất vọng về việc vắng mặt của phái đoàn Đài Loan. Cuộc họp lần thứ 70 hôm thứ Hai của WHO đã bị nhiều người tụ tập biểu tình phản đối. Họ không tán thành việc ông Tedros Adhanom Ghebreysus, cựu Bộ Trưởng Y Tế của Ethiopia, có thể được bầu làm chủ tịch WHO.
Cạnh tranh với ông Ghebreysus trong việc tranh đua giành chuyện kế nhiệm bà Chan còn có ông David Nabarro, người Anh từng làm việc trong vòng 20 năm qua cho WHO, và Sania Nishtar của Pakistan.


Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT