Thế Giới

Bài hát thiếu nhi Baby Shark bị trách là kỳ thị giới tính

Sunday, 09/09/2018 - 10:59:36

Trong một bài xã luận đăng trên trang nhất, báo Kyunghyang Shinmun nói rằng lời bài hát đó củng cố những thành kiến về giới tính.


Ca khúc Baby Shark trong hình lấy từ YouTube.

SEOUL - Bài hát “Baby Shark” (Cá Mập Con) trên video dành cho trẻ em đã được ưa thích rộng rãi bên ngoài Nam Hàn, lọt vào bảng Top 40 tại Anh Quốc. Thế nhưng ca khúc này đã mang đến một cuộc tranh cãi về thói quen kỳ thị giới tính, gây đấu đá nội bộ chính trị, và bị tố cáo vi phạm bản quyền tại Nam Hàn.
Video này được sáng tạo bởi SmartStudy, một công ty video và giáo dục của Nam Hàn có bản quyền đối với nhãn hiệu Pinkfong. Bài hát đã được xem bởi hơn 1.65 tỷ người trên YouTube, và với con số lớn như thế, “Baby Shark” được đưa vào cùng nhóm tranh tài với mục xuất cảng âm nhạc đáng chú ý khác của Nam Hàn, là ca khúc “Gangnam Style” ăn khách toàn cầu của ca sĩ Psy's vào năm 2012.

Tuy thành công trên YouTube, ca khúc nhi đồng “Baby Shark” đã trở thành mục tiêu chỉ trích ở trong nước, ngay từ khi phiên bản mới nhất của một bài dân ca truyền thống dành cho trẻ em được phát hành.
Trong tháng Giêng, một tờ nhật báo địa phương lên án ca từ trong phiên bản Hàn Ngữ của bài hát này là kỳ thị giới tính.

Trong khi lời tiếng Anh của ca khúc đó chỉ liệt kê các thành viên của gia đình cá mập, từ ông bà đến cha mẹ và hai bé trai và bé gái, thì theo báo The Herald Herald, phiên bản tiếng Hàn lại mô tả Cá Mập Mẹ là “đẹp”, Cá Mập Cha là “mạnh,” Cá Mập Bà là “tốt bụng,” và Cá Mập Ông là “ngầu.”

Trong một bài xã luận đăng trên trang nhất, báo Kyunghyang Shinmun nói rằng lời bài hát đó củng cố những thành kiến về giới tính.

Thế rồi trong tháng Năm, Đảng Tự Do Nam Hàn dùng ca khúc ấy để quảng cáo cho cuộc vận động tranh cử của các ứng cử viên của đảng, cho những cuộc bầu cử địa phương trên toàn quốc. Việc này gây ra những lời đe dọa kiện cáo vì việc vi phạm bản quyền từ công ty SmartStudy.

Đảng này nói rằng ca khúc đó lúc đầu là một bài dân ca, và nhấn mạnh rằng họ được cho phép dùng bài hát đó bởi Johnny Only, một người chuyên trình diễn những bài hát trẻ em trên truyền hình, và là người sở hữu bản quyền cho một phiên bản mà anh phát hành năm 2012.

Được biết là công ty SmartStudy cũng đang bị dính líu vào vào một vụ khiếu nại về bản quyền của Johnny Only, người đã nộp đơn kiện tại một tòa án ở Seoul, nói rằng phiên bản mới nhất của SmartStudy đã quá giống với bài hát của anh.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT