Hôn Nhân, Cuộc Sống

Bệnh loét bàn tay, bàn chân, miệng là bệnh gì?

Sunday, 17/01/2016 - 08:46:46

HFM có xu hướng truyền lan thông qua các nhóm trẻ cùng chơi và các nhà giữ trẻ, tấn công những đứa trẻ dễ bị nhiễm

Bài KHÁNH HOÀNG

Tay, chân, mồm long móng (Hand, Foot, and Mouth Disease, viết tắt là HFM) là một bệnh thông thường của trẻ em, do một loại virus gây ra, và được đánh dấu bởi những vết loét miệng gây đau đớn. Các triệu chứng có thể bao gồm những bọng nước trong miệng, và những mụn nhỏ, màu đỏ xám trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, và đôi khi trên mông. Những vết ban ở lòng bàn tay và lòng bàn chân đều không bình thường, và là một trong những điều giúp phân biệt HFM với những vết ban khác do virus gây ra.
Bệnh này ảnh hưởng đến các trẻ em từ 6 tháng tuổi đến tuổi đi học. Trẻ em bị bệnh HFM thường phát sốt cao lên tới từ 100 đến 102 độ F trong mấy ngày. Khoảng 70 phần trăm trong số các em cũng phát ban, ban đỏ biến mất trong khoảng 10 ngày. Các vết loét miệng có thể phải mất một tuần thì mới lành. Những vết loét ấy nằm trên lưỡi, bên trong má, và mặt sau của cổ họng. Chúng trông giống như vết loét miệng và hây đau đớn. Kết quả là một số trẻ không chịu uống và có thể bị mất nước.

Một nhân viên Hội Hồng Thập Tự đang phát truyền đơn giải thích về cách thức ngăn ngừa bệnh loét bàn tay, bàn chân, miệng tại một lớp mẫu giấu ở Biên Hòa, Đồng Nai. (Getty Images)

Nguyên nhân gây ra bệnh này?

Virus thường chịu trách nhiệm hây ra HMF là Coxsackie A 16. Thứ virus này được đặt tên theo thị trấn Coxsackie ở New York, nơi nó được mô tả lần đầu tiên. Coxsackie A 16 là một thành viên của gia đình virus đường ruột. Những loại virus đường ruột khác cũng có thể gây ra HFM. Những trẻ em tiếp xúc với virus có thể bị nhiễm trong 3-6 ngày trước khi có triệu chứng. Loại virus truyền nhiễm này được truyền qua đường từ phân tới miệng (có thể xảy ra khi một đứa trẻ quên rửa tay sau khi đi vệ sinh. Virus này cũng có thể lây lan bởi những trẻ em ngậm mút đồ chơi mà một đứa trẻ bị nhiễm bệnh đã ngậm hoặc cầm). HFM có xu hướng truyền lan thông qua các nhóm trẻ cùng chơi và các nhà giữ trẻ, tấn công những đứa trẻ dễ bị nhiễm

Con tôi bị nhiễm bệnh, tôi phải chăm sóc như thế nào?

Vì tình trạng khô nước là một nguy cơ lớn, hãy giúp ngăn chặn tình trạng ấy bằng cách cho con bạn uống nhiều chất lỏng. Một số trẻ em thích những chất lỏng lạnh như nước đá và các thanh trái cây đông lạnh. Những thứ này có thể làm tê miệng một chút, nên các vết loét làm đau ít hơn, và cung cấp những chất lỏng cần thiết. Những đứa trẻ khác có thể thấy nước ấm và nước cốt lỏng xoa dịu cơn đau. Bất cứ điều gì con bạn sẽ uống đều không sao, ngoại trừ đồ uống có chanh cam quýt. Đừng cho con bạn nước cam, thanh trái cây cam quýt, hoặc những thứ thực phẩm cay hay mặn, vì những thứ ấy có thể gây đau nhức. Hãy sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen dành cho trẻ em để làm giảm đau và sốt. Tuy nhiên, đừng dùng aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi, vì aspirin có thể gây ra một căn bệnh có thể làm chết người, được gọi là hội chứng Reye. Một số bác sỹ khuyên nên trộn những phần bằng nhau của Benadryl và Maalox với nhau, và chấm nhẹ lên các vết loét để làm đỡ đau. Nếu ban vẫn gây ngứa, kem chống ngứa sẽ giúp ích; thuốc antihistamine như Benadryl, được cho bởi miệng, cũng có thể giúp làm giảm bớt ngứa. Trẻ em thường có thể đi học trở lại khi nhiệt độ của em trở lại mức bình thường.

Khi nào nên gọi bác sỹ nhi khoa?

Hãy gọi bác sỹ nhi khoa, nếu con của bạn cho thấy những dấu hiệu khô nước, trong số đó có miệng khô và dính, khóc mà không chảy nước mắt, hoặc đi tiểu ít hơn bình thường. Bạn cũng nên gọi bác sỹ nhi khoa, nếu cơn sốt kéo dài hơn ba ngày, hoặc nếu con bạn dường như trở nên tệ hơn.

Các virus đường ruột cũng có thể gây ra những bệnh khác nữa, trong đó có bệnh viêm màng não do virus. Bệnh này không nghiêm trọng bằng bệnh viêm màng não do vi khuẩn, nhưng có thể làm cho con bạn cảm thấy rất mệt. Hãy gọi xin một cuộc hẹn khẩn cấp, nếu con bạn bị cứng cổ, nhức đầu, ngủ rồi mà vẫn cứ buồn ngủ, lù mù và lẫn lộn.

Bạn cũng nên gọi bác sỹ ngay lập tức nếu bạn thấy những mụn nước màu xám đỏ ở những chỗ khác ngoài mông, lòng bàn tay, lòng bàn chân, hoặc giữa các ngón chân hoặc ngón tay của con bạn. Ban nổi ở bất cứ chỗ nào khác có nghĩa là HFM có lẽ không phải là nguyên nhân gây ra bệnh, mặc dù một thứ virus khác có thể là nguyên nhân. Những vết ban nào trông giống như vết bầm tím hoặc các mạch máu bị hỏng, hoặc trông giống màu tím trong bất kỳ cách nào, đều có thể là một dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh viêm màng não. Một cách đơn giản để phân biệt là bấm vào chỗ ấy; nếu nó không tan màu đi, hoặc biến đi với sức ép, thì đó không phải là một phần của bệnh HFM, và con của bạn cần phải được khám ngay lập tức. Hãy gọi xin lấy hẹn khẩn cấp, nếu bạn phát hiện nổi ban phù hợp với mô tả này.

HFM có liên quan gì với các động vật hay không?

Không. Người ta thường hay lộn HFM với chứng lở mồm long móng nơi gia súc. Không có mối liên quan nào cả. Cũng vậy, không có mối quan hệ nào giữa HFM và nhiễm trùng nướu.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT