Hoa Kỳ

Bệnh việc thay đổi kỹ thuật mổ vì nguy cơ ung thư

Saturday, 29/03/2014 - 10:23:57

Hai bệnh viện ở Boston đã thực hiện một số thay đổi trong một thủ tục phẫu thuật gây tranh cãi, sau khi có những nghi vấn được đặt ra về sự an toàn của cách phẫu thuật này. Được gọi là morcellation (phân mảnh), kỹ thuật này có đặc trưng là bác sĩ giải phẫu sẽ cắt khối u ra nhiều mảnh



Kỹ thuật mổ được thay đổi vì những tranh cãi về nguy cơ ung thư.
 
BOSTON, Massachusetts - Hai bệnh viện ở Boston đã thực hiện một số thay đổi trong một thủ tục phẫu thuật gây tranh cãi, sau khi có những nghi vấn được đặt ra về sự an toàn của cách phẫu thuật này. Được gọi là morcellation (phân mảnh), kỹ thuật này có đặc trưng là bác sĩ giải phẫu sẽ cắt khối u ra nhiều mảnh, thường là u xơ tử cung hoặc tử cung, trong phẫu thuật nội soi cắt bỏ tử cung, sau đó lấy những mảnh nhỏ này ra ngoài qua một vết cắt nhỏ ở bụng.

Cả hai bệnh viện Massachusetts và Brigham and Women’s Hospital ở Boston đều đang thay đổi các hướng dẫn về chuyện khi nào thì sử dụng kỹ thuận phân mảnh, chỉ cách mấy tháng sau khi xảy ra ít nhất 2 trường hợp, trong đó các phụ nữ đã bị nhiều tế bào ung thư lan rộng ra khắp ổ bụng sau việc giải phẫu.

Trường hợp nổi bật nhất có liên quan đến bác sỹ Amy Reed, một chuyên gia gây mê tại bệnh viện Beth Israel ở Boston, và là người đã được mổ cắt tử cung qua nội soi bằng kỹ thuật phân mảnh. Bà Reed, 41 tuổi, có những tế bào ung thư không được phát hiện, và những tế bào này đã lan khắp vùng bụng của bệnh nhân sau khi giải phẫu. Hiện thời bà Reed đang được điều trị ung thư giai đoạn IV.

Hai bài báo y khoa đặt ra nghi vấn về sự an toàn của kỹ thuật này cũng đã được công bố trên tạp chí của Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ vào đầu năm nay. Sau khi xem xét các trường hợp, cả hai bệnh viện Brigham và Massachusetts chỉ sẽ cho phép sử dụng kỹ thuật phân mảnh trong trường hợp tỷ lệ xuất hiện ung thư phải rất thấp.

Tại bệnh viện Brigham and Women’s Hospital phụ nữ, kỹ thuật phân mảnh sẽ không được phép sử dụng, nếu khối u không được bọc lại trước trong một chiếc túi, sau đó sẽ được đưa ra khỏi bụng. Tại bệnh viện Massachusetts, kỹ thuật phân mảnh không có hệ thống bảo vệ sẽ chỉ được dùng trong những trường hợp rất hiếm hoi.

Bác sỹ Isaac Schiff, giám đốc sản phụ khoa tại bệnh viện Massachusetts, cho biết có một số trường hợp, trong đó một phụ nữ được cắt bỏ tử cung không phải vì bị u xơ tử cung, và do đó không có nguy cơ ung thư. Trong những trường hợp hiếm hoi này, kỹ thuật phân mảnh sẽ được cho phép mà không sử dụng chiếc túi để bọc lấy mô tế bào.

Túi nhựa dùng để đựng các mảnh khối u vẫn chưa được FDA chấp thuận cho mục đích này, nhưng đã được sử dụng trước đây trong những cuộc giải phẫu khác để cắt bỏ mô. Chiếc túi nhực có thể ngăn các tế bào ung thư lan vào bụng, những cũng có nguy cơ là các túi nhựa có thể rách nếu mắc vào thiết bị mổ.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT