Thế Giới

Bị đàn áp ở Trung Quốc, người Uighur tấn công du khách Trung Hoa ở hải ngoại

Wednesday, 24/08/2016 - 09:13:42

Việc đình hoãn là trở ngại mới nhất trong một vụ án bí ẩn, cho đến nay chỉ rọi một chút ánh sáng trên vụ tấn công khủng khiếp cũng đã làm cho 100 người bị thương tại thủ đô Thái Lan vào năm ngoái.

Hai người Uighur bị dẫn vào tòa án tại Bangkok. Họ là nghi can trong vụ nổ bom tại một ngôi đền gây thiệt mạng 20 người mà hầu hết là du khách Trung Hoa. (Nicolas Asfouri/ Getty Images)


BANGKOK - Hai người đàn ông thuộc sắc dân Uighur (Duy Ngô Nhĩ) ở Trung Quốc đã bị buộc tội giết chết 20 người, khi họ cho bom nổ tại một ngôi đền ở Bangkok. Hôm thứ Ba, phiên tòa xét xử hai người này bị hoãn lại, vì họ vẫn không có một thông dịch viên.

Việc đình hoãn là trở ngại mới nhất trong một vụ án bí ẩn, cho đến nay chỉ rọi một chút ánh sáng trên vụ tấn công khủng khiếp cũng đã làm cho 100 người bị thương tại thủ đô Thái Lan vào năm ngoái.

Trong số những người chết, có hơn một chục người Hoa. Họ thiệt mạng khi bom đựng trong trong một chiếc ba lô phát nổ, tại một ngôi đền Ấn Độ Giáo có nhiều du khách đến viếng, trong tháng Tám 2015.
Vụ nổ xảy ra cách mấy tuần sau khi chính quyền quân sự Thái Lan cưỡng bách hồi hương 109 người Duy Ngô Nhĩ, bắt họ trở về lại Trung Quốc. Các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng ở Trung Quốc, nhóm sắc tộc thiểu số Hồi giáo nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ này bị đàn áp về văn hóa và tôn giáo.

Từ lâu Thái Lan đã là một trạm chuyển tiếp cho những người Duy Ngô Nhĩ chạy trốn khỏi Trung Quốc, hầu hết đều đi sang Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhưng từ khi xảy ra cuộc đảo chính năm 2014 khiến cho Thái Lan bị các nước Tây Phương chỉ trích, các nhà lãnh đạo quân sự Thái Lan trở nên thân cận hơn với Bắc Kinh.

Các cơ quan chính phủ Thái Lan đã bị chỉ trích, vì cuộc điều tra dường như không đi xa hơn nữa sau khi hai người đàn ông này bị bắt giữ, và có hơn một chục nghi can vẫn chưa bị bắt.

Yusufu Mieraili và Bilal Mohammed đã phủ nhận mọi cáo buộc. Họ tố cáo các cai ngục đánh đập họ, và không cho họ ăn thực phẩm halal (được giáo luật Đạo Hồi cho phép) trong nhà tù quân sự, nơi họ bị giam từ năm ngoái.

Nhà chức trách phủ nhận chuyện hai người đàn ông ấy đã bị ngược đãi.
Vụ án của họ trở nên phức tạp hơn khi thông dịch viên, một công dân Uzbek, đã bỏ trốn sau khi ông bị buộc tội tàng trữ ma túy trong tháng Sáu.

Công dân này tên là Sirojiddin Bakhodirov, bị cáo buộc cảnh sát bịa đặt bằng chứng để vu cáo và trừng phạt ông vì ông giúp đỡ cho cộng đồng Duy Ngô Nhĩ ở Thái Lan. Cảnh sát phủ nhận lời cáo buộc này.
Luật sư biện hộ Schoochart Kanpai nói với các phóng viên ở bên ngoài phòng xử án, “Hôm nay ông ấy không đến tòa án, cho nên cần phải hoãn lại phiên xử , để cho chúng tôi có thể tìm một thông dịch viên mới.”

Thẩm phán đã đồng ý đình hoãn thủ tục tố tụng cho đến ngày thụ lý kế tiếp vào ngày 15 tháng Chín, theo một phóng viên AFP ở trong phòng xét xử cho biết.

Ông Brad Adams, giám đốc đặc trách Á Châu của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, nói rằng việc đình hoãn “phản ảnh một cách kém cỏi việc ngành tư pháp chuẩn bị để xét xử những nghi can này.”
Ông nói với hãng tin AFP, “Mọi người đều biết rằng không có sẵn những thông dịch viên khác ngay lập tức, khi người trước đó đã bị bắt vì tội ma túy. Điều này làm tăng mối lo ngại về những quyền của các nghi can được hưởng công lý, được xét xử một cách công bằng và nhanh chóng.”

Các công tố viên cáo buộc Mohammed đặt bom trong một chiếc ba lô tại ngôi đền. Họ nói rằng Mieraili đã tham gia vào việc vận chuyển thiết bị nổ.

Họ nói rằng vụ đánh bom đã được thực hiện bởi một nhóm buôn người nổi giận vì một cuộc truy quét của cảnh sát.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT