Thế Giới

Bị Trung Cộng gây áp lực, Nepal bắt người tị nạn Tây Tạng

Sunday, 20/11/2016 - 08:24:46

Ông Bista nói qua điện thoại với tổ chức Thomson Reuters Foundation từ Dhangadi, “Họ không có hộ chiếu, cũng không có bất kỳ giấy tờ đi lại nào khác. Chúng tôi đã đưa họ vào tù, và giao họ lại cho nhà chức trách di trú.”

Trong hình không rõ nguồn, một người biểu tình Tây Tạng bị cảnh sát Nepal kéo đi nơi khác tại thủ đô Katmandu.


KATHMANDU - Cảnh sát Nepal đã bắt giữ 41 người Tây Tạng tìm cách vượt biên giới đi vào Ấn Độ, theo các quan chức cho biết. Vụ bắt giữ này xảy ra đầu tháng 11, trong một đợt truy quét những người chạy trốn khỏi khu vực bị tranh chấp, nơi mà việc chống đối lập sự kiểm soát của Trung Quốc vẫn còn dai dẳng.

Việc bắt giữ diễn ra trong lúc Trung Quốc gia tăng củng cố vị trí của họ ở Nepal, nhanh chóng xây dựng đường sá và bệnh viện, trong khi đó trở thành một nguồn viện trợ chính và đối tác thương mại lớn cho quốc gia này, trong vùng núi Hy Mã Lạp Sơn.

Chưa tới 200 người Tây Tạng đã đến đây vào năm 2013. Họ đi bộ nhiều ngày để vượt qua những đèo núi nguy hiểm để tới Nepal, trước khi tìm cách xin tị nạn chính trị ở Ấn Độ. Con số này giảm bớt từ mức trung bình hàng năm là 2,000 người trước năm 2008.

Các tổ chức nhân quyền, như Human Rights Watch, nói rằng Nepal phải đối diện với áp lực Trung Quốc mạnh mẽ đòi phải hạn chế dòng người Tây Tạng vượt qua biên giới. Những biện pháp hạn chế này đã giúp kìm hãm số lượng những người trốn khỏi Tây Tạng.

Cảnh sát viên Rajendra Bista nói với tổ chức Thomson Reuters Foundation rằng những người Tây Tạng đã bị chận lại tại Dhangadi, cách thủ đô Kathmandu 430 cây số (270 dặm) về phía tây nam. Họ bị chận khi đang đi trên một xe buýt chạy sang Ấn Độ, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, đang sống lưu vong.

Ông Bista nói qua điện thoại với tổ chức Thomson Reuters Foundation từ Dhangadi, “Họ không có hộ chiếu, cũng không có bất kỳ giấy tờ đi lại nào khác. Chúng tôi đã đưa họ vào tù, và giao họ lại cho nhà chức trách di trú.”

Theo Basudev Ghimire, giám đốc Sở Di Trú ở Kathmandu, cho biết, những người tị nạn ấy, trong số đó có các nam nữ tu sĩ Phật giáo, đã được đưa trở lại thủ đô Nepal. Tại đây một cuộc điều tra sẽ được thực hiện về cách thức họ đã đi vào Nepal.

Ông Ghimire nói, “Nếu họ là những người tị nạn chân chính, thì họ có thể được bàn giao cho Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc. Nếu không phải, thì họ có thể bị trục xuất về nước mà từ đó họ đến.”

Các giới chức của Tòa Đại Sứ Trung Quốc ở Kathmandu không có sẵn để được xin bình luận.
Nepal là nơi sinh sống của hơn 20.000 người Tây Tạng. Nhiều người đã chạy trốn sau khi một cuộc nổi dậy thất bại chống lại Trung Quốc vào năm 1959.

Bắc Kinh mô tả việc sáp nhập Tây Tạng vào lãnh thổ của họ trong năm 1951 một “cuộc giải phóng hòa bình”. Họ nói rằng họ mang lại sự phát triển cho nơi vốn là một khu vực lạc hậu. Họ coi Đức Đạt Lai Lạt Ma là một kẻ ly khai.

Khoảng 128,000 người Tây Tạng đang sống lưu vong trên toàn thế giới, theo một bản ước tính dựa trên một cuộc điều tra dân số năm 2009, của Hành Chánh Trung Ương Tây Tạng. Cơ quan này có trụ sở tại Dharamsala, Ấn Độ. Những bản ước tính khác đặt số lượng cao hơn.

Dân Tây Tạng cáo buộc Trung Quốc làm xói mòn nền văn hóa Phật giáo của họ, và cho những người Hán tộc vào ở tràn lan trong khu vực.

Nhiều người Tây Tạng lưu vong đã tranh đấu để có một tiếng nói lớn hơn ở bên trong Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh nói rằng khu vực này có quyền tự trị rồi, và các nhóm lưu vong đang cách để chia tách đất nước.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT