Thế Giới

Biển nước mặn rất lớn được tìm thấy ở vệ tinh của Mộc Tinh

Sunday, 07/02/2016 - 08:21:10

Vì nước là cần thiết để duy trì sự sống, điều có thể xảy ra là những đại dương ấy có thể xác nhận sự hiện diện được nghi ngờ từ lâu của sự sống trên các hành tinh khác, hoặc trên các vệ tinh như Titan và Enceladus.

Hình minh họa mặt trăng Ganymede bay chung quanh Mộc Tinh của NASA.


Cơ quan không gian NASA đã xác nhận rằng Ganymede, một trong những vệ tinh quay xung quanh Mộc Tinh, có một đại dương nước mặn nằm dưới mặt ngoài băng giá của nó. Điều này làm cho Ganymede trở thành một vị trí có thể tạo điều kiện cho sự sống phát triển.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu Mộc Tinh và các vệ tinh nằm xa hơn của nó, thông qua viễn vọng kính Hubble. Họ đã chia sẻ tin tức này trong một văn bản. Họ nói rằng đại dương có thể chứa khối lượng chất lỏng nhiều hơn so với tất cả nước trên Địa Cầu cộng lại. Người cầm đầu nhóm nghiên cứu là ông Joachim Saur, thuộc đại học University of Cologne. Nhóm này đầu tiên nghĩ ra việc sử dụng viễn vọng kính, để nghiên cứu về cái gì nằm ở dưới lớp vỏ ngoài của vệ tinh ấy. Cuộc nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí địa vật lý Journal of Geophysical Research: Space Physics (Vật Lý Không Gian).

Ganymede là một hiện tượng bất thường trong số các vệ tinh. Nó là vệ tinh lớn nhất được biết đến trong thái dương kệ của chúng ta. Nó cũng là vệ tinh duy nhất tạo ra từ trường riêng của mình. Thuộc tính này tạo ra một hiện tượng gọi là cực quang, tức là những dải khí được điện hóa rực rỡ xung quanh hai cực của Ganymede. Ganymede nằm quá gần với hành tinh mẹ của nó, cho nên bất kỳ sự thay đổi từ trường nào của Mộc Tinh cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến vệ tinh của nó. Vì vậy, khi từ trường của Mộc Tinh thay đổi do chuyển động quay của hành tinh này, cực quang của Ganymede lắc qua lắc lại trong một loại khiêu vũ giao phối vũ trụ.

Các nhà khoa học quan sát sự tương tác giữa Mộc Tinh và vệ tinh của nó. Họ phỏng đoán rằng một đại dương hoạt động chống lại sức hút từ Mộc Tinh, khiến cho Ganymede lắc ít dữ dội hơn so với mức họ đã dự đoán. Một khi các nhà nghiên cứu đã quan sát hành tinh này bằng viễn vọng kính Hubble, họ xây dựng những mô hình máy điện toán hỗ trợ cho điều suy đoán rằng Ganymede có một biển nước mặn.
Các nhà nghiên cứu tin rằng đại dương ngầm này sâu gấp 10 lần so với các đại dương của Trái Đất. Và nó có thể không phải là đại dương cuối cùng được khám phá. Trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm, Jim Green, giám đốc khoa học hành tinh của NASA, nói, “Thái dương hệ hiện này trông giống như một nơi khá sũng nước.”

Vì nước là cần thiết để duy trì sự sống, điều có thể xảy ra là những đại dương ấy có thể xác nhận sự hiện diện được nghi ngờ từ lâu của sự sống trên các hành tinh khác, hoặc trên các vệ tinh như Titan và Enceladus.

Từ thập niên 1970, NASA đã dự đoán rằng có nước trên Ganymede. Một chuyến thám hiểm của phi thuyền Galileo, trong năm 2002, khẳng định rằng vệ tinh có từ trường riêng của mình. Nhưng mãi cho đến nay, những điều phát giác này đều không đủ cụ thể, để chứng thực mối nghi ngờ rằng Ganymede có một đại dương bao la, nằm dưới lớp vỏ bên ngoài của nó. John Grunseld, phụ tá quản trị viên của Ban Giám Đốc Sứ Mạng Khoa Học của NASA, nói, “Một đại dương sâu ở dưới lớp vỏ băng giá của Ganymede mở ra những khả năng thú vị hơn nữa cho sự sống ngoài Trái Đất.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT