Chuyện Nước Pháp

Bước chân trên đường dài

Thursday, 02/10/2014 - 08:39:16

Sơn đang tiến hành nó qua cơ sở thương mại giáo dục tư nhân sẽ thành hình nay mai nhằm giúp cho con cái những người di dân được học tập bình đẳng như dân bản xứ và nhiều điều tốt đẹp hơn nữa trong việc cải cách hệ thống giáo dục công lập.

Trên các giấy tờ hành chính, trên các đềnđài hùng vĩ ghi lại tên tuổi danh nhân xứ Pháp hay trên các dinh thự tráng lệ huy hoàng cỡ như Toà Đô Sảnh, dinh Tổng Thống..., chúng tađều thấy khắc ba danh từ trang trọng: Tự Do, Công Bình, HuynhĐệ (Liberté,Égalité, Fraternité).Đó là 3 danh từ tượng trưngđến từ Hiến Pháp (điều 2) của đất nước Sáu Cạnh (Hexagone) này. Một nước thuộcđịa cũ của Tây cũng dùng nguyên xi công thức chữ nghĩa tốtđẹp nói trên là Cộng Hoà "Ha#ti" (có nghĩa là "Đất Núi"), một nước nhỏ (27.000 cây số vuông) ngày xưa bị quân đội của hoàng đế thiện chiến chinh phục Nã Phá Luân chiếm thu. Đặc biệt, trong ngành du lịch, Ha#ti có tiếng là Viên Ngọc trong vùng liên đảo tuyệt đẹp Antilles trên châu Mỹ với khí hậu nhiệt đới, và còn giữ được phong tục nói tiếng Pháp sau khi đã được độc lập. Ảnh hưởng văn hoá Pháp thật mạnh mẽ nơi đây, trong khi đa số những nước thuộc địa khác lúc dành được độc lập tự do đều bác bỏ tiếng người dù quả thật nó có nền văn minh tiến triển hơn. Tựu trung, con người luôn khát khaođiđến Chân, Thiện, Mỹ.

Sở dĩ tôi nhắc lại công thức quan trọng được ghi trong Hiến Pháp là để chúng ta có cái nhìn thực tế hơn. Giữa sự hoàn hảo lý tưởng từ 3 danh từ tượng trưng và tình trạng kinh tế, chính trị, xã hội của nước Pháp có một sự so le càng ngày càng rõ nét. Theo tài liệu đáng tin cậy của những cơ quan từ thiện lớn nhất nhì ở Pháp (Secours Catholique, Populaire...) thì có khoảng 63% người được thăm dò ý kiến cho biết họ có thân nhân hoặc bạn bè thuộc hạng nghèo. Dĩ nhiên dân nghèo ở Pháp còn quá giàu so với người bần cùng trên thế giới với mức độ thu nhập ấn định bởi luật pháp là trên 1000 Âu kim chút ít. Con số thống kê tầng lớp dân chúng "thế giới thứ tư" (le quart monde, kẻ nghèo) ngày càng tăng lên. Tình trạng này khiến các bậc lão làng, phụ huynh, gia trưởng, những vị học giả uyên bác trong ngành kinh tế và xã hội học v.v... có khuynh hướng nhânđạo phải loâu và tìm cáchđưa ra nhiều giải thuyết chống lại nạn nghèo tưởngđã tha bổng dân Pháp!
Dân xứ này rất tốtởđiều thứ hai là "fraternité, tình huynhđệ" qua sựđóng góp giúpđỡ những người lâm vào cảnh nghèo tạm bợ hay dài hạn. Có rấtít kẻ ngồi chơi xơi bánh mì do tiền cứu trợ, ngoài ra ai cũngđi cày hết mình, thức khuya dậy sớm dùđồng lương mạt rệp. Tội nghiệp nhất vẫn là phụ nữ gồng gánh việc nhà, việc làm. Gần đây, nam giới kẹt quá phải lãnh công việc của các bà ngồi quầy tính tiền nơi siêu thị, ngược lại các cô gái xông vào làm lính tráng hay cảnh sát ngày càng nhiều để tránh bị thất nghiệp hay phải xin trợ cấp. Vì thế, xuất hiện thêm một nhân tài trẻ tuổi gốc Việt Nam có tên đôi Sơn-Thierry mang họ Lý (Son-Thierry Ly).
Trong khuôn khổ chuyện kể, chúng ta sẽ theo dõi công trìnhđangđược thực hiện bởi Sơn vềđề tài "Công Bình". Theo Sơn, hành động cụ thể là điều tất yếu và anh muốn suy nghĩ lại về việc xây dựng một xã hội sống động không khung đóng và chẳng có điều gì cấm kỵ. Trên nguyên tắc, mọi người sinh ra đều bình đẳng về quyền lợi và tự do. Sự khác biệt nhau trong xã hội đến từ ích lợi chung.Như vậy, luật phápđồngđều cho tất cả vàcông dân nào cũngđược bảo vệ như nhau. Tuy nhiên, có sự mềm dẻo thayđổi tùy trường hợp.
Vốn là một chàng trai trẻ tuổi gốc gácĐông NamÁ "mang tiếng" từ lâu là giỏi toán (điều này có thật vàđúng cho nhiều giađình Việt Nam sống tại Pháp), Sơn vẫn bị xem như là một cá nhân di cư vĩnh viễn. Dù đã 27 tuổi, Sơn còn giữ ký ức trẻ thơ học giỏi nhất lớp nhưng xấu hổ vì mang mặc cảm kẻ ăn nhờ ở đậu không dấu tích tổ tiên trên đất Pháp! Từđó, người giỏi toán nhưng "thiếu" văn hoá Pháp này suy nghĩ và cóý muốn hànhđộng cụ thể trên xã hội mìnhđang sống bằng cáchđem lại sự bìnhđẳng thật sự nhiều hơn nữa trên thực tế.
Một nhà chính trị và sử học Pháp (Patrick Weil, nổi tiếng với khuynh hướng tiến bộ bênh vực những dân di cư khắp nơi trên thế giới xin vào Pháp với câu nói trứ danh củaông: "Vào mỗi hè, nước Pháp mới bị người ngoại quốc tràn ngập là 90 triệu du lịch viên") đã khen ngợi Sơn có thiên tài tốt đẹp ứng dụng trên tất cả các môn học và anhđã chọn lựađiều anh thích thú có ý nghĩa cho đời sống này. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nhà chính trị gia tài năng kiêm sử gia đã từng phê bình gắt gao chính sách bài ngoại của cựu TT Sarkozy (phe hữu) hoặc của Thủ Tướng Valls hiện nay (phe tả) và Sơn làở trường Cao Đẳng Sư Phạm trứ danh của thủđô Paris (Ecole Normale Supérieure). Trườngđại học nàyđào tạo nhân tài khắp nơi trên nước Phápđể chuẩn bị tương lai về sau làm nghiên cứu gia ngành khoa học căn bản lý thuyết hay thực hành, giảng dạy cấpđại học và trung học và chuẩn bị thi vào ngành kỹ sưở cácđại học có tiếng, nới rộng ra là còn cho cấp bực hành chính và lãnhđịa quốc gia tư nhân hay công sở.
Ngàyđó, Sơn tới gặp thầy Weil (tiến sĩ quốc gia ngành chính trị học, sinh năm 1956) khiôngđang mở khoá tu nghiệp môn Xã Hội Học và tự nói rằng mình xin tham dự với trìnhđộ kém cỏi, chắc sẽ khôngđược giữ lạiđâu vì anh đang ghi danh bên bộ môn khác. Nào ngờ, khi khoá giảng dạy kết thúc cuối năm, anhđã nộp cho thầy giáo hồ sơ kết quả học tập xuất sắc nhất!
Nói về quá khứ, giađình anh thuộc loại trung lưu khá giảcủa Sài Gòn xưa, đã mất hết danh tính sau 75. Vì vậy, sau khiđếnđược Pháp, cha mẹ anh chỉ muốn con học làm bác sĩ sau tú tài hạngưu. Anh đậu thi tuyển hạng nhất vào Y khoa và học được một năm thì xin vào cao đẳng sư phạm cùng lúc năm sau. Tài năng là chất xám cao cấp và năng lực làm việc, dậy sớm từ tờ mờ sáng. Khi Paris vừa thức giấc, Sơn còn cả ngày sẽ qua để thực hiện công việc! Với nhiều bằng cấp trong tay chứng tỏ khả năngđa dạng, Sơn sẽ trình luậnán tiến sĩ quốc gia vào tháng 12 năm nay với 2 vị thầy danh tiếng (Weil và Maurin) bác học về kinh tế và xã hội, chính trị. Chung quanh Sơn, người trí thức nhận xét rằng anh có tư tưởng phóng khoáng, nhânđạo, suy tư không biên giới.
Một chi tiết thú vị là sự quan sát của Sơn về tính chất bất bìnhđẳng củađiểm thi khảo hạch và điểm thi viết khi các nữ sinh viên phải trải qua, chỉ vì các môn học được giả thuyết là "nam giới". Điều này ít ai nghĩ tới trước đó. Nơi họcđường cho trẻ em hay sinh viên, cần phải thayđổi mứcđộ phân biệt giữa nhà giàu và nhà nghèo. Chính thế, Sơnđã sáng tạo một chương trìnhđưa tới sự phân phối học vấn bìnhđẳng chođôi bên. Cả hai pheđều sẽđạtđược trìnhđộ ngang nhau khi họ muốn theođuổi bất kỳ ngành học nào họ có khả năng theođược. Không phải CÔCC (conông cháu cha) mới thành bác sĩ, kỹ sư còn conông thợ nề thì không thể.
Công trình này rất khoa học và thật sự nghiêm chỉnh, nhưng phảiđầu tư chất xám và sức lực rất lớn. Sơn đang tiến hành nó qua cơ sở thương mại giáo dục tư nhân sẽ thành hình nay mai nhằm giúp cho con cái những người di dân được học tập bình đẳng như dân bản xứ và nhiều điều tốt đẹp hơn nữa trong việc cải cách hệ thống giáo dục công lập. Tương lai của Sơn ra sao? Anh sẽ có mặt trong văn phòng cấp Bộ Trưởng quốc gia để làm chính trị (rất hiếm có mặt dân Việt) hay ra nước ngoài (không chắc chắn)?
Dù sao đi nữa, giới trí thức Pháp nghĩ rằng từ năm 2015 trở đi Sơn sẽ còn làm mọi người nhắc đến anh, một nhân tài tiến bộ.
Ntnd

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT