Người Việt Khắp Nơi

Buổi hội luận quan trọng về ung thư phổi ở người Mỹ gốc Á Châu

Monday, 20/01/2020 - 05:52:56

Trưa thứ Tư, ngày 15 tháng 1, 2020, AstraZeneca, công ty dược phẩm toàn cầu có trụ sở chính tại Wilmington

Bà Maureen Rigney đang thuyết trình (Thanh Phong/ Viễn Đông)

 

 


Bài THANH PHONG

LOS ANGELES - Trưa thứ Tư, ngày 15 tháng 1, 2020, AstraZeneca, công ty dược phẩm toàn cầu có trụ sở chính tại Wilmington, Delaware và Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển tại Maryland đã tổ chức buổi hội luận với chủ đề “Bệnh Ung Thư Phổi Ở Người Mỹ Gốc Á – Thách Thức Định Kiến và Thay Đổi Kỳ Vọng.”
Buổi hội thảo được tổ chức tại Inter Continental 900 Wilshire Blvd, Los Angeles với sự tham dự của rất đông các cơ quan truyền thông gốc Á Châu như Nhật Bản, Phi Luật Tân, Đại Hàn, Thái Lan, Trung Hoa, Việt Nam, Lào, Campuchia, Miến Điện, v.v..
Trên bàn chủ tọa có Bác sĩ Ron.B.Natale (Samuel Oschin Comprehensive Cancer Institute); Bác sĩ Bing Xia (Keck School of Medicine of USC); Bác sĩ David Park (St Jude Heritage Medical Group), Bác sĩ Alex Makalinao (California Hematology Oncology Medical Group), và bà Maureen Rigney (MSW,LICSW, G02 Foundation for Lung Cancer).

Các vị này tự giới thiệu mình trước các cơ quan truyền thông và họ đều có từ 15 đến 30 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và điều trị bệnh ung thư phổi cho bệnh nhân Mỹ gốc Á Châu. Bác sĩ Ron B.Natale giữ vai trò Moderator, ông nêu nhiều câu hỏi liên quan đến bệnh ung thư phổi để các bác sĩ cũng như bà Maureen Rigney lần lượt giải thích cho các phóng viên biết lý do tại sao số dân Á Châu bị ảnh hưởng không đồng đều và tại sao lại có rào cản trong chẩn đoán và điều trị cho nhóm bệnh nhân Á Châu này?


Đông đảo phóng viên các nước Á Châu tham dự (Thanh Phong/ Viễn Đông)

 

Các bác sĩ trên cho biết, trước đây bệnh ung thư phổi được coi là bệnh bất trị, Ung Thư Phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người Mỹ gốc Á, và sự hiểu biết về ung thư phổi vẫn còn hạn chế. Ngày nay các nhà nghiên cứu đã phát hiện người Mỹ gốc Á, nhất là người Việt Nam có nhiều khả năng mắc một loại ung thư phổi nhất định, loại dương tính với các đột biến được tìm thấy trong gen thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (epidermal growth factor receptor,EGFR) có thể được tìm thấy ở 30-40% bệnh nhân ung thư phổi gốc Á.
Khả năng dân Á Châu được chẩn đoán mắc loại ung thư này cao gần gấp đôi so với người phương Tây. Những đột biến này thường được tìm thấy trong một loại của ung thư phổi không tế bào nhỏ (non-smal cell lung cancer, NSCLC); đó là dạng ung thư phổi phổ biến nhất. Ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn có liên quan đến một vài dấu ấn sinh học (biomarker) khác nhau, bao gồm đột biến EGFR, ALK, ROS1 và BRAF và biểu hiện quá mức của PD-L1.

Các hướng dẫn lâm sàng khuyến cáo tất cả các bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn (khi các tế bào và các khối u ung thư đã lan sang bộ phận khác của cơ thể) nên làm xét nghiệm biomarker để giúp xác định cấu trúc riêng biệt của khối u. Kết quả xét nghiệm là một phần quan trọng trong sự chẩn đoán đầy đủ cho bệnh nhân và có thể giúp bác sĩ xác định những phương pháp điều trị phù hợp cho loại ung thư phổi cụ thể của bệnh nhân.


Bác sĩ Ron. B Natale và bà Maureen đang trả lời phỏng vấn của các ký giả. (Thanh Phong/ Viễn Đông)


Đột biến EGFR ảnh hưởng không cân đối đến người Mỹ gốc Á: Đột biến EGFR phổ biến hơn ở người Mỹ gốc Á mắc một loại ung thư phổi nhất định so với nhóm chủng tộc và sắc tộc khác lên đến 50% so với 10 – 15% bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Sau khi giải thích như trên, các bác sĩ cho rằng hiện nay ung thư phổi không còn là căn bệnh bất trị nhờ vào những tiến bộ trong phương pháp điều trị. 

Khi biết được loại của ung thư phổi, giai đoạn, sự hiện diện của biomarker bằng cách lựa chọn liệu pháp phù hợp gọi là liệu pháp trúng đích, trong dạng thuốc viên uống mỗi ngày một lần. Tỷ lệ người ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị bằng liệu pháp trúng đích đã cứu sống được nhiều người, cao hơn với tất cả phương pháp khác.

Qua các cuộc nghiên cứu, các bác sĩ nhận ra có một rào cản chăm sóc bệnh nhân; đó là yếu tố gia đình. Người Mỹ gốc Á hay che giấu bệnh tình của mình với gia đình và bạn bè, một phần họ sợ là gánh nặng cho gia đình, phần khác, họ có thể bỏ mặc hoặc thậm chí phủ nhận rằng họ đang gặp triệu chứng ung thư.
Bệnh nhân người Mỹ gốc Á khả năng tiếng Anh bị hạn chế, họ có thể không cảm thấy thoải mái để bày tỏ lo lắng với các bác sĩ, và ngần ngại đặt câu hỏi về bệnh của họ. Xét nghiệm ở thành phố New York và Los Angeles là hai thành phố đông người Mỹ gốc Á nhất, nhưng họ gặp trở ngại trong giao tiếp, khiến họ không hiểu đầy đủ về khái niệm của nguồn gốc gây ung thư và không biết họ mắc bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn. Tỷ lệ xét nghiệm đột biến EGFR lần lượt là 60% và 57% .


Trên bàn chủ tọa, từ trái, BS Ron B Natale, BS Alex Makalino, BS Bing Xia, BS David Park, và bà Maureen Rigney. Người đứng phía trước là phóng viên Thanh Vân của đài VNA/TV. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

 


Cuối cùng, các bác sĩ kết luận, “Chúng ta có thể đối mặt với định kiến của bệnh ung thư phổi. Chúng ta có thể giúp bệnh nhân người Mỹ gốc Á vượt qua những quan niệm sai lầm và phải được giáo dục tốt hơn để họ hiểu biết hơn về những tiến bộ y học mới nhất, cũng như mối liên hệ giữa đột biến EGFR và ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn.

Một khi bệnh nhân hiểu biết tốt hơn, họ như được tiếp sức để sẵn sàng hỏi bác sĩ về loại, về giai đoạn ung thư và liệu họ đã được làm xét nghiệm biomarker hay chưa. Đồng thời, nhân viên chăm sóc sức khỏe có thể trao đổi hiệu quả với bệnh nhân người Mỹ gốc Á và gia đình của họ, khuyến khích họ đừng ngại đặt câu hỏi và ủng hộ sự chăm sóc từ họ. Sau phần hội thảo, các tham dự viên được chia thành nhiều nhóm để đặt câu hỏi với các bác sĩ.
Cần thêm chi tiết xin liên lạc với: Quyen Truong: qtruong@tenadv.com hay Phoonie Ngo: pngo@tenadv.com thaay mặt cho AstraZeneca.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT