Hoa Kỳ

California an toàn đến mức nào trước nguy cơ động đất?

Saturday, 26/04/2014 - 11:45:06

Ông John Vidale, một nhà địa chấn học tại trường đại học University of Washington, nói, “Nicaragua thực sự đã tích cực chủ động trong việc theo dõi hoạt động địa chấn. Họ có một nhà địa chấn học rất giỏi và được chuẩn bị sẵn sàng đối phó với một trận động đất lớn rốt cuộc xảy ra.”

 
Hoa Kỳ và Nhật Bản được coi là hai nước đứng đầu trong việc chuẩn bị đối phó với động đất.

Nhưng sự gia tăng trong hoạt động địa chấn trong mấy năm qua thậm chí làm cho các nước nhỏ như Nicaragua phải bận rộn chuẩn bị ứng phó với chuyện tệ hại nhất có thể xảy ra.

Nicaragua có thể là quốc gia nghèo vào hàng thứ nhì ở Tây Bán Cầu đứng sau Haiti, nhưng quốc gia này cũng là một trong những nước được chuẩn bị kỹ càng nhất để đối phó với động đất – trước và sau khi xảy ra.

Ông John Vidale, một nhà địa chấn học tại trường đại học University of Washington, nói, “Nicaragua thực sự đã tích cực chủ động trong việc theo dõi hoạt động địa chấn. Họ có một nhà địa chấn học rất giỏi và được chuẩn bị sẵn sàng đối phó với một trận động đất lớn rốt cuộc xảy ra.”

Ông Don Blakeman, một nhà địa vật lý tại Trung Tâm Thông Tin Địa Chấn Quốc Gia, trực thuộc cơ quan Trắc Định Địa Chất Hoa Kỳ (USGS), cho biết, “California là khá an toàn, và Alaska đang chuẩn bị khá tốt.”

Tuy nhiên, Chile và Nhật Bản có lẽ là hai quốc gia được chuẩn bị tốt nhất, xét về mặt nhà cửa của họ được xây dựng như thế nào, và cách thức họ phản ứng với một trận động đất.”

Quốc Hội Mỹ đã lập ra Chương Trình Quốc Gia Giảm Thiểu Nguy Hiểm Động Đất (NEHRP) vào năm 1977, nhằm mục đích giúp làm giảm bớt tác động của các trận động đất và giảm thiểu mức độ do chúng gây ra .

Hiện nay chương trình này kết hợp bốn cơ quan – Cơ Quan Quản Trị Khẩn Cấp Liên bang (FEMA), Viện Tiêu Chuẩn và Kỹ Thuật, Sáng Hội Khoa học Quốc Gia, và USGS – và mục tiêu chính của chương trình là để nghiên cứu và phát triển kỹ thuật theo dõi động đất, để làm tăng tốc độ thời gian cảnh báo và giảm bớt mức độ thiệt hại.

Các thành phố và các quốc gia gia tăng việc chuẩn bị sau khi xảy ra một trận động đất lớn. Nhưng điều gây lo lắng cho nhiều người và cho các nhà lập pháp Mỹ – trong số này có Thị Trưởng Eric Garcetti của Los Angeles – chính là chuyện một khi những biến cố lớn đã tạm quên trong ký ức, chẳng hạn như trận động đất ở San Francisco vào năm 1989, thì người ta “phớt lờ những biến cố gây hậu quả nặng và có mức xác suất thấp,” theo Dennis Mileti, giáo sư danh dự dạy khoa xã hội học của trường đại học University of Colorado, Boulder, nói với báo Retro Report.

Và mặc dù các trận động đất tại Mỹ không xảy ra thường xuyên như những trận động đất ở Chile và Nhật Bản, những các tiểu bang như Alaska, California và Washington cũng đều có nguy cơ lớn xảy ra một trận động đất rất mạnh. Là nơi mà mỗi ngày trung bình có 27 trận động đất nhỏ và phải chịu một trận động đất mạnh 5.1 độ Richter trong tháng Ba, California đặc biệt dễ bị tổn thương, vì các thành phố lớn của tiểu bang này nằm gần bờ biển.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT