Hoa Kỳ

California, Texas tranh giành các công ty, tạo việc làm

Sunday, 31/08/2014 - 11:13:27

Khi California tung ra một kế hoạch trị giá $750 triệu Mỹ kim trong năm nay, nhằm lôi cuốn và giữ chân các cơ sở kinh doanh nghiệp, thì nhiều yếu tố trong kế hoạch này đã phản ảnh những mục ưu đãi đặc quyền đã được Texas sử dụng trong nhiều năm qua. Không có gì được các giới chức Texas yêu thích cho bằng việc giành giật công ăn



Ông Brown của Cali (bên phải) và ông Perry của Texas.
 
Khi California tung ra một kế hoạch trị giá $750 triệu Mỹ kim trong năm nay, nhằm lôi cuốn và giữ chân các cơ sở kinh doanh nghiệp, thì nhiều yếu tố trong kế hoạch này đã phản ảnh những mục ưu đãi đặc quyền đã được Texas sử dụng trong nhiều năm qua. Không có gì được các giới chức Texas yêu thích cho bằng việc giành giật công ăn việc làm từ California.

Trong hơn một thập niên, Thống Đốc Rick Perry của Texas đã đề cao quỹ Texas Enterprise Fund giúp “đạt thỏa thuận” và những khoản khích lệ tiền bạc khác, coi đó như là một “cỗ máy tạo ra việc làm.” Trong số các công ty được Texas lôi kéo về tiểu bang trong chu kỳ tài trợ cuối cùng, năm 2011 và năm 2012, có một phần năm các công ty này đã từng đặt trụ sở tại California.

Bây giờ đến lượt California phản pháo. Trong những khích lệ tín dụng thuế đầu tiên của tiểu bang trong tháng Sáu, có hơn 40% của chương trình tưởng thưởng $29 triệu Mỹ kim đã được dành cho những công ty nào trước đó nhận được những đề nghị tương tự từ Texas: Samsung, Petco và Amazon.

Tuy nhiên, giữa lúc California bắt tay vào một nỗ lực lớn để lôi cuốn các cơ sở kinh doanh, thì giá trị của mười năm kinh nghiệm tại Texas đặt ra những câu hỏi về sự khôn ngoan của việc dùng tiền của giới đóng thuế mà mua công ăn việc làm từ các công ty.

Bất kỳ tiểu bang nào thực sự nghĩ rằng chiến lược săn trộm là chiến lược tốt nhất cũng đều đặt sai chỗ những nỗ lực chính sách của họ. Ông Thomas Cafcas, một nhà phân tích nghiên cứu của trung tâm Good Jobs First, nhận định như vậy.

Texas đã trích ra hơn $500 triệu Mỹ kim từ quỹ Enterprise Fund, và hàng trăm triệu Mỹ kim nữa, trong những khoản giảm thuế tài sản địa phương. Mục đích là để lôi cuốn các cơ sở kinh doanh đến Texas. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người chất vấn tại sao chính quyền đã trả quá nhiều tiền cho những công ty chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong mức tăng trưởng việc làm của tiểu bang.

Trong nhiều năm qua, những nhóm bên ngoài đã cáo buộc rằng Thống Đốc Perry đã phóng đại số lượng việc làm được tạo ra; thất bại trong việc thu lại tiền từ các công ty nuốt lời hứa tạo ra việc làm; dành các ngân quỹ cho các nhà tài trợ chiến dịch tranh cử được liên kết chặt chẽ với nhau.

Trong năm nay, Texas Enterprise Fund đổ $40 triệu Mỹ kim vào công ty Toyota Motor Corp., khi công ty này loan báo các kế hoạch di chuyển trụ sở chính ở Bắc Mỹ từ Torrance ở California sang Plano tại Texas.

Tuy nhiên, như các giới chức Toyota đã nói rõ, các khoản khích lệ hầu như không có liên quan tới quyết định của họ. Thay vì vậy, công ty lớn nhất thế giới trong ngành sản xuất xe hơi này muốn củng cố các hoạt động của mình tại Mỹ ở gần gũi hơn với nhiều nhà máy sản xuất của công ty ở miền nam Hoa Kỳ.

Các nhà kinh tế và các chuyên gia chính sách công cũng chỉ ra những vấn đề về công bằng, và có thể cả vấn đề tham nhũng. Những vấn đề ấy đều nằm sẵn trong việc trao cho các giới chức chính phủ quyền chọn lựa các công ty để cấp những khoản tài trợ lên tới hàng triệu Mỹ kim. Họ cũng đặt câu hỏi về chuyện những món quà như vậy gây ảnh hưởng bao nhiêu đến quyết định của công ty dời chỗ hoặc mở rộng.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT