Đời Sống Việt

Canada có thật sự là thiên đường y tế ? (Kỳ 4)

Thanh Võ/Viễn Đông Wednesday, 01/08/2012 - 09:11:29

Các công ty này do lợi nhuận nên họ giúp phát huycác phương tiện máy móc y khoa tối tân nhất và làm cho Hoa Kỳ trở thành quốc gia có khả năng chữa trị y khoa cao nhất thế giới.

Thanh Võ/Viễn Đông

Trongkỳ 1, số báo ngày Thứ Năm 12-7-2012, nhật báo Viễn Đông đã giới thiệu sơ bộ về nền bảo hiểm y tế toàn dân tại Canada với hệ thống bệnh viện miễn phí, việc mua thuốc của người dân được chi trả bởi chính phủ, cũng như tình trạng chảy máu chất xám (giới trẻ và thành phần trí thức ồ ạt bỏ Canada sang Hoa Kỳ làm việc) trầm trọng tại Canada trong hai thập niên qua, với ý kiến của Bác Sĩ P.N.V. Trang, từng là bác sĩ tại Vancouver, Canada, hiện đang sinh sống tại Riverside, California, và anh V. John Bình, kỹ sư điện toán rời bỏToronto năm 28 tuổi để sang San Jose làm việc.


Hội chợ y tế là nơi người ta có thể nhận được một số dịch vụ chăm sóc, chẩn đoán sức khỏe miễn phí tại Hoa Kỳ, nên lúc nào cũng đông đúc - ảnh: Nguyễn Văn Liêm/Viễn Đông

Để giúp độc giả tiện việc theo dõi, ViễnĐông xintóm tắt lại: Hệ thống y tế của Canada là hệ thống y tế công cộng, toàn dân (universal public health care insurance) nghĩa là tất cả mọi người dân đều được bảo hiểm y tế, không tùy thuộc vào việclàm hay lợi tức. Những người đi làm việc thì tùy theo công ty, có thể được chủ nhân trả cho phân nửa hoặc bao luôn tiền này. Vì số tiền đóng bảo hiểm y tế hàng tháng quáthấp, chỉ có tính chất rất tượng trưng, nên nói y tế Canada miễn phí thì cũng không sai, và toànbộ dân chúng Canada đều có bảo hiểm y tế.
Trong kỳ 2, số báo ngày 19-7-2012, Viễn Đông đã trình bày các khuyết điểm nổi bật của nền y tế công cộng này, bao gồmhiện tượnglạm dụng tràn lan, thời gian chờ đợi quá lâu tại các phòng mạch và bệnh viện, tình trạng thiếu trang thiết bị y tế hiện đại, cơ sở y tế xuống cấp và vấn nạn của chính phủ Canada khi không tìm đâu ra tiền để chi trả trong khi nạn thiếu nhân lực ngày càng trầm trọng...
Trong kỳ 3, ngày 26-7-2012, chúng ta đãbàn quacác nguyên nhân sự yếu kém của nền y tế Hoa Kỳ và lý do vì sao người dân Mỹ không mua nổi bảo hiểm y tế cho mình. Kính mời quý độc giả xem tiếp kỳ4.

Tại sao cải tổy tế tại Hoa Kỳ bị phản đối?
Bảo hiểm sức khỏetoàn dânlà một quan niệm phổ biến trên thế giới từ Âu sang Á.Hiện naykhi hầu hết các nước tiến bộ trên thế giới (Tây Âu, Canada, Úc Châu) đều cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho mọi người dân thì tạiMỹ chính phủ chỉ bảo hiểm sức khỏe cho người cao niên, người tàn tật, người thật nghèo. Đa số gia đình nào có công ăn việc làm thì được hãng xưởng trả một phần mua bảo hiểm. Phần còn lại phải tự mua bảo hiểm của các hãng tư nhân. Ai không đủ sức mua thì đành chịu vậy. Tình trạng này làm cho khỏang 50 triệu người Mỹ sống không có bảo hiểm sức khỏe.

Lý do của tình trạng nàylà vì,tại Hoa Kỳ, nền y tế nằm trong tay tư nhân (bác sĩ,hãng bảo hiểm, bệnh viện...). Các công ty này do lợi nhuận nên họ giúp phát huycác phương tiện máy móc y khoa tối tân nhất và làm cho Hoa Kỳ trở thành quốc gia có khả năng chữa trị y khoa cao nhất thế giới. Tại các nước Tây phương khác thì y tế nằm trong tay chính phủ. Vì lẽ đó tiến bộ y khoa ở các nước này thua kém xa so với Hoa Kỳ. Và đó là nguyên nhân khiến một thành phần đông đảo người Mỹkhông thích chế độ săn sóc sức khỏe có tính đại chúng. Họ cho rằng nó làm trì chậm sự tiến bộ của y khoa và không công bằng khi mọi người đều có quyền lợi y tế như nhau trong khi khả năng đóng góp (tiền thuế đóng dựa trên lợi tức) không như nhau.

Tại sao giá bảo hiểm y tế tại Mỹ lại đắt?
Thưa kiện đòi bồi thường: Bác Sĩ P.N.V.Trang nói với nhật báo Viễn Đông: "Đây là câu hỏi hóc búa mà có lẽ chỉ những ai đã từng sinh sống một thời gian đủ dài tại cả 2 nước Canada và Mỹ mới có câu trả lời. Cũng chỉ bởi chữ Sue. Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều luật sư nhất thế giới và có nhiều trường hợp thưa kiện nhất trên trái đất này. Đụng chút là thưa, hở chút là kiện. Người dân Mỹ luôn luôn có suy nghĩ rằng: "Xứ tự do, hễ ai đụng chạm tới quyền lợi tôi là tôi thưa cho mà biết. Nhiều văn phòng luật sư còn đưa ra đề nghị hấp dẫn: Thưa nếu thắng kiện, chúng tôi lấy 50%, còn nếu thua thì ông bà không phải trả gì hết. Mời gọi như thế, ai dại gì mà không sue? Được thì có tiền, còn không thì chẳng mất mát gì. Cho phép mình lấy ví dụ ngay trong gia đình mình. Ông xã mình là bác sĩ, hễ bệnh nhân tới khai bệnh thì để tự bảo vệ, anh cho giấy người bệnh đi thử đủ mọi test trên đời. Anh bảo: Cho họ đi thử hết cho chắc ăn, lỡ mai này có lòi ra bệnh gì họ khỏi sue, mình khỏi lo mất bằng. Mà khi làm các loại thử nghiệm thì ai trả tiền? Hãng bảo hiểm. Chi trả nhiều quá thì họ phải tăng giá bảo hiểm là điều dễ hiểu thôi”.
Ít cạnh tranh và nhiều chi phí: Anh John Bình cho biết: "Hơn nữa, mỗi tiểu bang chỉ có một số hạn chế các công ty được bán bảo hiểm mà thôi. Chính vì lý do này màhạn chế bớt sự cạnh tranh trong từng tiểu bang, là một trong các nguyên nhân khiến họ tha hồtự định giá.Tại sao khi mua bảo hiểm nhân thọ, với bất kỳ hãng nào thì hợp đồng luôn có giá trịở mọi tiểu bang,mà bảo hiểm y tế thì lại không? Xin chờ câu trả lời từ những người có thẩm quyền".
Từng làm trong dược phòng tại Canada, ngày đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, người viết đã phải giật mình ngay vì giá thuốc tại Hoa Kỳ quá mắc, gần như gấp 3-4 lần so với Canada. Tại sao vậy? Hỏi thăm bạn bè làm trong cáccông tydược phẩm thì mới vỡ lẽ: "Các hãng thuốc Hoa Kỳ chi tốn hằng triệu đô la để quảng cáo giật gân cho mỗi loại thuốc hãng mới tung ra thị trường, cho nên họ phải bán vớigiá thật mắc mới có lời. Trong khi chính phủ Canada không cho phép các công ty dược phẩm quảng cáo rầm rộ, vì sợ người dân sẽ bị ảnh hưởng và từ đó có khuynh hướng đòi bác sĩ ghi toa cho uống thử”.
Hậu quả của lạm dụngthưa kiện: Anh John Bình nói thêm: "Từng sống tại Toronto 28 năm, tôi chứng kiến hiện tượng lạm dụng y tế tràn lan. Ngược lại thì ở Mỹ, tôi lại chứng kiến các vụ thưa kiện là chuyện rất thường tình. Đó là lý do khiến các giới chuyên môn (bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ...) phải mua bảo hiểm trách nhiệm (liability insurance) tối đa để đề phòng những lúc giỏi 3 năm, vụng một giờ khi bị bệnh nhân thưa kiện để vòi tiền. Nhiều ông bác sĩlại không cho biết kết quả khám nghiệm qua điện thoại, dù rằng tốt, buộc người bệnh đến phòng mạch nhằm thu tiền co-payment và có lý do gửi bill tính tiền hãng bảo hiểm. Điểm khác nhau duy nhất giữa hai nước anh em này là ở Canada người dânkhiđi gặp bác sĩ thì không phải đóng một đồng xu (dẫn đến hiện tượng lạm dụng thiếu ý thức gây kiệt quệ ngân sách chính phủ) còn tại Mỹ đa số bệnh nhân phải đóng một số tiền co-paynào đó khi muốn đi khám bệnh nên khi cần thiết họ mới đi, nhưng hễ có dịp là họ nhờ luật sư thưa kiện bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, cả công ty dược phẩm... để đòi bồi thường, nên lại dẫn đến hậu quả là chi phí bệnh viện, giá thuốc, tiền bảo hiểm y tế... mọi thứ đềuđắtđỏvà tiếp tục gia tăng đều đều”.

Cải tổ y tế Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng thế nào với nền kinh tế?
Thâm thủng thêm ngân sách: Dân Biểu Ed Royce (Cộng Hòa - California) chia sẻ rằng luật cải tổ y tếđược đưa ra với một mức tốn kém là 1,76 ngàn tỉ Mỹ kim, và sẽ chỉ làm trầm trọng thêm độ thâm thủng ngân sách, gây ra một ảnh hưởng đáng kể tác động đến nền kinh tế Mỹ vốn đã khốn đốn vất vả trong giai đoạn suy thoái như hiện nay.
Ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Chủ là đương kim Tổng Thống Barack Obamakêu gọi giảm thuế cho những gia đình thu nhập ít hơn 250.000 Mỹ kim, trong khi đó những người Mỹ giàu có hơn sẽ phải đóng những mức thuế cao hơn nữa. Ông Mitt Romney, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa, đã lên tiếng phản đối. Ông mô tả những người Mỹ giàu có là những người tạo ra công ăn việc làm: “Vì vậy, ngay vào thời điểm mà dân chúng Hoa Kỳ đang chứng kiến cảnh công ăn việc làm đang mất dần và trở nên khan hiếm thì Tổng Thống lại loan báo rằng ông sẽ gây khó khăn nhiều hơn cho chuyện tạo ra công ăn việc làm”.
Mất thêm việc làm:Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner cho hay đề nghị tăng thuế với nhà giàu của Tổng Thống Obama sẽ làm mất thêm 700.000 việc làm giữa lúc kinh tế Hoa Kỳ đang trong thời kỳ đình đốn và tỉ lệ thất nghiệp đã lên cao nhất. Ông Boehner tuyên bố: "Dự định tăng thuế quy mô của ông Obama sẽ làm tình hình xấu hơn”. Ông cho biết: "Phúc trình của Ernst and Young báo trước sự tăng thuế với doanh nghiệp sẽ đe dọa hàng trăm ngàn việc làm và chắc chắn sẽdẫn tới sự giảm thêm nữa việc tăng trưởng kinh tế, giảm đầu tư và giảm mức thu nhập của nhân viên”. Ông Boehner mô tả ý kiến của Tổng Thống Obama sẽ là một sai lầm nghiêm trọng trong thời buổi hết sức khó khăn với các gia đình và doanh nghiệp.
Nếu phải đóng thêm thuế, chắc chắn các công ty chỉ còn một giải pháphầu có lợi nhuận mà tồn tại: đó là tìm nguồn nhân lực ngoài nước, mang việc làmra khỏi Hoa Kỳ,sa thải nhân viên trong nước, cắt giảm lương tối đa và như thế sẽlại nâng cao tỉ lệ thất nghiệp góp phần đẩy nền kinh tế vốn dĩèo uột lại càng thê thảm hơn.
Doanh nghiệp nhỏ thêm thua lỗ:Ông Romneycho biết: “Số lượng cơ sở kinh doanh mới thành lập đang ở mức thấp nhất 30 năm, và tôi muốn có thêm nhiều công ty sáng lập và giúp họ đi qua những năm gian nan này. Đây chính là thời điểm chúng ta cần giải quyết vấn đề kinh tế, chứ không phải y tế”. Ông Romney đã tấn công luật cải tổ bảo hiểm y tế của Obama, nói rằng nó y hệt như thuế thương vụ, chứ không phải trên thuế lợi tức, cho nên các công ty không có lợi tức vẫn phải trả thuế.
John McDermont, chủ tịch công ty Endologix ở Irvine, nói rằng công ty làm thiết bị y khoa với 400 nhân viên của ông trong 24 tháng qua đã thuê 150 nhân viên mới, nhưng vẫn chưa có lợi tức.Nay sắp phảiđối diện với khoản thuế 2,3% khởi sự áp đặt từ năm 2013 vì luật mới về bảo hiểm y tế,ông lo lắng:"Như thế là tăng thêm hơn 1 triệu đô tiền thuếcông tychúng tôi phải đóng, chắc chắn là ảnh hưởng tới khả năng của chúng tôi về sáng tạo và thuê người". Rồi ông tiếp: "Khoản thuế này sẽ buộc công ty cắt giảm ít nhất là 50 nhân viên nữa". - (TV)

(Kính mời quý độc giả xem tiếp kỳ 5 trong số báo Thứ Năm tuần tới)

Ghi chú: Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân ghi nhận từ các người được phỏng vấn, không nhất thiết là ý kiến hay nhận xét của nhật báo Viễn Đông.

Viendongdaily.com và tác giả giữ bản quyền bài và hình trên trang này. Xin đừng trích đăng dưới bất cứ hình thức nào.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT