Đời Sống Việt

Canada có thật sự là"Thiên đường y tế"? (Kỳ 3)

Thanh Võ/Viễn Đông Wednesday, 25/07/2012 - 09:08:57

Giới trẻ ngày nay có khuynh hướng ưa chuộng nơi nào cho họ nhiều cơ hội thành công nhất. Bởi thếmà câunói: "Hoa Kỳ là đất nước của cơ hội. Canada là xứ sở của người già" cũng không gì là quá đáng.

Thanh Võ/Viễn Đông

Trongkỳ 1, số báo ngày thứ năm 12-7-2012 , nhật báo Viễn Đông đã giới thiệu sơ bộ về nền bảo hiểm y tế toàn dân tại Canada với hệ thống bệnh viện miễn phí, việc mua thuốc của người dân được chi trả bởi chính phủ, cũng như tình trạng chảy máu chất xám (giới trẻ và thành phần trí thức ồ ạt bỏ Canada sang Hoa Kỳ làm việc) trầm trọng tại Canada trong hai thập niên qua, với ý kiến của bác sĩ P.N.V. Trang, từng là bác sĩ tại Vancouver, Canada, hiện đang sinh sống tại Riverside, California, và anh V. John Bình, kỹ sư điện toán rời bỏToronto năm 28 tuổi để sang San Jose làm việc.


Những người cao niên, dù ở Hoa Kỳ hay Canada, đều có nhiều nhu cầu về chăm sóc sức khỏe - ảnh: Nguyễn Văn Liêm/Viễn Đông

Để giúp độc giả tiện việc theo dõi, ViễnĐông xintóm tắtlại: Hệ thống y tế của Canada là hệ thống y tế công cộng, toàn dân (universal public health care insurance) nghĩa là tất cả mọi người dân đều được bảo hiểm y tế, không tùy thuộc vào việclàm hay lợi tức. Những người đi làm việc thì tùy theo công ty, có thể được chủ nhân trả cho phân nửa hoặc bao luôn tiền này. Vì số tiền đóng bảo hiểm y tế hàng tháng quáthấp, chỉ có tính chất rất tượng trưng, nên nói y tế Canada miễn phí thì cũng không sai, và toànbộ dân chúng Canada đều có bảo hiểm y tế: đi khám bệnh miễn phí, làm các xét nghiệmy khoamiễnphí, sinh đẻ miễn phí, chữa trị bệnh viện miễn phí, gần như cái gì liên quan đến y tế thì đều miễn phí.
Trong kỳ 2, số báo ngày 19-7-2012, Viễn Đông đã trình bày các khuyết điểm nổi bật của nền y tế công cộng này, bao gồmhiện tượnglạm dụng tràn lan, thời gian chờ đợi quá lâu tại các phòng mạch và bệnh viện, tình trạng thiếu trang thiết bị y tế hiện đại, cơ sở y tế xuống cấpvà vấn nạn của chính phủ Canada khi không tìm đâu ra tiền để chi trả trong khi nạn thiếu nhân lực ngày càng trầm trọng... Kính mời quý độc giả xem tiếp kỳ 3.

Người dân Canada nghĩ gì về nền y tế?
Theo kết quả cuộc thăm dò gần đây nhất của Viện Thông Tin Y Tế Canada, khi được hỏi: "Nếu được lựa chọn cho mình mộtcuộc sống dựa trên các tiêu chuẩn như công việc làm, mức thu nhập, vật giá, y tế, sức khỏe,thì ông/bà sẽ chọn sống nơi nào giữa hai nước Canada hay Mỹ?". Chỉ có62% người dân Canada đã chọn quê hương mình.
Cũng cùng câu hỏi trên, khi đặt ra cho các công dân Canada trong khoảng tuổi từ 20 đến 45 thì lại chỉvỏn vẹn34% người chọn Canada. Lý do: Tuổi trẻ cho rằng chưa đến lúc cần đến các bảo hiểm y tế công cộng "ai cũng như ai". Họ không vui lòng khi phải đóng thuế cao để nuôi những người già, bệnh tật, hay không làm việc được. Giới trẻ ngày nay có khuynh hướng ưa chuộng nơi nào cho họ nhiều cơ hội thành công nhất. Bởi thếmà câunói: "Hoa Kỳ là đất nước của cơ hội. Canada là xứ sở của người già" cũng không gì là quá đáng.

Giới trí thức suy nghĩ thế nào?
Bác Sĩ P.N.V. Trang, từng làm việc tại Vancouver, Canada,nói với nhật báo ViễnĐông: "Người xưa có câu Có ở trong chăn mới biết chăn có rận. Vì mình thường xuyên nói chuyện với bố mẹ qua phone hằng ngày, và lên mạng đọc tin tức về Canada nên mình nắm được các thông tinvề y tế xã hội về đất nước này khá rõ. Nếu nhìn một cách tổngdiệnkhách quan thì hiện nay Canada đang nằm trong một ngõ cụt không hy vọng có lối thoát. Người già sống lâu (dù rằngsống phải lệ thuộc hoàn toàn vào thuốc men cùng các dịch vụ y tế), dân thì lại không muốn sinh con (dù rằng miễn phí), tầng lớp lao động trẻ ỷ lại không muốn làm việc (làm nhiều phải đóng thuế nhiều),thành phầntrí thức có lợi tức khá thì ồ ạt sang Mỹ kiếm tiền và đóng góp kiến thức xây dựng làm phồn vinh thêm cho đất nước Hoa Kỳ.

Canada có cần sự cải tổ y tế?
“Thế thì ai đóng thuế nuôi hằngtrăm triệu người già và các bệnh nhân? Chính phủ Canada đã và vẫn đang điên đầu vì không thể in thêm tiền. Vì lý do đó mà hiện nay Canada thiếu nhân lực trầm trọng, không chỉ bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, y tá, mà cả thành phần lao động chân tay trong các công xưởng cũng thiếu. Chính phủ Canada phải kêu gọi người dân khi đến tuổi hưu xin hãy vui lòng làm thêm vài năm nữa mà cứu nguyđất nước.Ai cũng thấy rõ chính Canada là đất nước đang cần có sự cải thiện về y tế nhưng không ai dám lên tiếng. Người già, người đang đau bệnh thì dại gì mà lên tiếng? Ngườithuộc thành phần có lợi tứcthấp,dù đang khỏe mạnh cũng ngậm tăm vì đã lỡ è cổ đóng thuế cả chục năm nay, chỉ cầu mong khi về giàsẽ còn chút cơ hộimà được hưởng lại!.

Chính phủ làm gì?
“Còn thủ tướng và các cấp chính quyền, cho dù có nhìn thấygốc rễ của vấn đềthì cũng chỉ ráng xoay xở mượn đầu này chắp vá đầu kia, bởi vì không ai muốn mất phiếu trong lần bầu cử tới. Chỉ còn một cách duy nhất, đó là hạ sách cắt và tăng.Cắt bớt các dịch vụ y tếmà ngày xưa được nhà nước chi trả. Cắt bớt những loại thuốc mà trước kia chính phủ phát miễn phí. Phớt lờ - không có ý kiến - để cho người dân phải tự nguyện xin trả tiền để có hẹn với bác sĩ sớm hơn. Các tiểu bang thì chật vật tìm cách tăng thuế bán hàng, các trường học thì giờ lại tăng học phí. Nhưng - con hư tại ba mẹ quá nuông chiều - nên chính phủ lại gặp sự phản đối dữ dộitừ phíangười dân. Nào là dân chúng xuống đường biểu tình, nào là sinh viên đình công không đến lớp. Cho nêndân biểu nào cũng e ngại, không aidámđưa ra một ngân sách cắt giảm triệtđể vìsợsẽkhông được tái đắc cử”.

Thế còn nền y tế của Hoa Kỳ?
Tại Hoa Kỳ, cuộc khảo sát của ABC News/Washington Post cho hay có đến 75% dân Mỹ đánh giá phẩm chất chăm sóc sức khoẻ hiện tại của họ là tốt. Thế thì liệu nước Mỹ có cần một sự cải cách về y tế hay không?
Nói về y tế Mỹthì có những chuyện "khó tinnhưng có thật". Mỹ là một quốc gia có nền y khoa tiến bộ nhất, bệnh viện và máy móc y khoa tối tân nhất.Nhưng mỉa mai thay khi Mỹ cũng là đất nước mà số người dân bị phá sản vì bệnh tật cao nhất.Mỹ tự hào là một quốc gia giàu có nhất thế giới, có mức sống cao nhất thế giới, có giá sinhhoạt thấp so với thu nhập cao nhất thế giới, nhưng oái ăm thay Mỹ lại có hơn 30 triệu dân (15%) không có bảo hiểm y tế và người già phải tìm cách mua thuốc chữa bệnh tại Canada (mua online) vì thuốc Canada rẻ gấp mấy chụclần dù đã tính luôn tiền cước phí.
Khôngít ngườidân Mỹ sống dọc theo biên giới Canada đã phải qua Canada mượn thẻ y tế củangười thân tạiCanada đểđượckhám bệnh miễn phí (thẻ y tế của nhiều tiểu bang Canada khôngcó hình). Vô tình chính phủ Canada đãvét cạn tiền con ruột mà nuôi conhàng xóm.Còn người dân Canada "rộng lượng" cho bà con thân nhân, thậm chí cả bạn bè, mượn thẻ y tế, cũng chỉ vì "Không phải tiềntui trả. Tui không care".
Trong khi lợi tức trung bình đầu người của Mỹ hơn Canda, thì lại có khoảng 15% dân Mỹ phải đóng bảo hiểm y tế cao hơn dân Canada 14 lần. Đây là một điều đáng hổ thẹn cho đại cường quốc Hoa Kỳ, quốc gialuôn được xem là đứng đầu thế giới. Nếu dựa trên chi phí đầu người và tuổi thọ để làm thước đo sự thành công của nền y tế, thì nền y tế Mỹ thua xa anh bạn láng giềng Canada. Trong khi Mỹluôn luôn khoe rằngchi tiêu y tế tính theo đầu người cao nhất thế giới thì dân Mỹ tuổi thọ lại đứng thứ 30, trong khi Canada đứng thứ 10 trên thế giới.

Nguyên nhân sự yếu kém của nền y tế Hoa Kỳ
Dính liền với việc làm: Tại Mỹ, đạiđasố người dân có bảo hiểm y tế đều do chủ nhân cáccông tyhọ đang làm mua cho. Thiểu số còn lại (những ai tự có thương vụ riêng (self-employed) hay đi làm cho các hãng nhỏ mà chủ không mua bảo hiểm thì hầu như không ai tự mua bảo hiểm, chỉ vì giá quá đắt. Theo thống kê thì chưa tới 5% những người trong lứa tuổi từ 20 đến 40 tự mua bảo hiểm, bởi vì họ cho rằng chưa cần đến các dịch vụ y tế khi còn sức khỏe. Cô Trang, từng là bác sĩ tại Vancouver, nói với nhật báo Viễn Đông: "Có sinh sống tại Hoa Kỳ, mình mới nhận ra một điều là việc làmlà cực kỳ quan trọng với người dân Mỹ. Một khi mất job là bạn mất tất cả: nhà cửa, điểm tín dụng, và quan trọng hơn hết là bảo hiểm y tế. Giới trẻ tại Mỹ và Canada đều có cùng suy nghĩ là họ chưa cần bảo hiểm. Chính vì thế mà thành phần trẻ ồ ạt bỏ Canada sang Hoa Kỳ làm việc (để tránh phải đóng thuế cao), trong khi tầng lớp này tại Mỹ thì cũng chẳng cần phải quan tâm vộivàcứđểkhi nào bệnh tính sau”.
Bảo hiểm y tế phải mua lại theo từng tiểu bang: Anh V. John Bình cho biết: "Anh ruột mình từng làmchủ một hãng điện toán nhỏ tại California. Khi trẻ, anh không mua bảo hiểm y tế, nhưng đến năm40 tuổi thì bắt đầu lo về vấn đề sức khỏe nên anh tự bỏ tiền túi ra mua. Cũng may là khi đó anh chưa có vấn đề gì về sức khỏenên giá tiền hàng tháng cũng còn trả nổi.Mười năm sau vì lý do riêng, anh dời về sống tại Texas, thì mới vỡ lẽ ra rằng hãng bảo hiểm y tế anh từng mua tại Cali không thể chi trả cho bệnh nhân tại tiểu bang khác. Thế làở tuổi 50 anh lại phải mua với công ty bảo hiểm khác tại Texas. Nhưng xui thay, khi khám sức khỏe thì anh đã bị tiểu đường và cao mỡ, nên giá quá cao, và vì công việc làm có thu nhập không ổn định, anh không còn khả năng trả nổi. Thế làanh bó tay và đành chịurơi vào trường hợpnhư hằng trăm triệu người dân Mỹ không có bảo hiểm y tế".
Tại sao dân Mỹ không có khả năng tự mua bảo hiểm? Thông thường thì cái gì cũng vậy, hễ thấy cần thiết và vừa túi tiền thì người ta mua. Hầu như ai cũng công nhận làcần có bảo hiểm y tế, mà tại saochỉ một số rấtít ngườimua? Xin thưa ngay bởi vì quá mắc. Anh John Bình cho biết: "Từ năm 2000 đến 2009, tôi mất việc. Vì có con nhỏ nên vợ chồng tôi phải ráng bấm bụng mua bảo hiểm, vì con nít thì hay bệnh liên miên. Mặc dù đã dọ giá nhiều nơi và cuối cùng tuy đã chọn công ty bảo hiểm rẻ nhất, tôi vẫn phải trả 1.600 Mỹ kim cho hai vợ chồng và cháu nhỏ. Chỉ trong vòng vài năm thì toàn bộ số tiền dành dụm từ hồi nào tới giờ đều nướng sạchvào bảo hiểm. Nay luật cải tổ bắt buộc mọi người dân phải mua bảo hiểm y tế, nếu không sẽ bị phạt,trong khigiá cả lại đắt đỏ, thì liệu mấyai mua nổi?”
Hiện đang làm tại nhà thuốc tây, người viết nhận ra ngay số lượng toa bán mỗi ngày giảm sút đáng kể từ khi kinh tế Mỹ bước vào cơn khủng hoảng. Nhiều bệnh nhân vì mất việc làm nên không còn bảo hiểm y tế, không có tiền đi gặp bác sĩ, nên thường tham vấn dược sĩ mong mua loại thuốc nào rẻmà không cần phải có toa. Tiếc rằng có rất nhiều bệnh lại không có thứ thuốc không cần toa OTC (over the counter) nào trị khỏi. Thậm chívài người bệnh có toa bác sĩ rồi, thì lại không có đủ tiền để mua thuốc, đành khất hẹn: "Thôi để hôm nào có tiền tôi sẽ trở lại lấy thuốc". (TV)

(Kính mời quý độc giả xem tiếp kỳ 4 trong số báo Thứ Năm tuần tới)

Ghi chú: Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân ghi nhận từ các người được phỏng vấn, không nhất thiết là ý kiến hay nhận xét của nhật báo Viễn Đông.
Viendongdaily.com và tác giả giữ bản quyền bài và hình trên trang này. Xin đừng trích đăng dưới bất cứ hình thức nào.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT