Chuyện Nước Pháp

Câu chuyện thần tiên của cô gái Việt lai Pháp (kỳ 1)

Wednesday, 04/03/2015 - 07:41:28

Trước đó, 2 anh em yêu nhạc trẻ đã thành lập ban nhạc rock đầu tiên tên là The Monsoons (Monssons tiếng Pháp có nghĩa là “Gió mùa”) được giải thưởng liên tục 4 năm trong các kỳ thi nhạc tuyển tại Paris nhưng không có hậu vì áp lực gia đình chỉ muốn các cậu đi học chữ. Khánh ngưng làm nhạc và ở lại Pháp còn Tài thì trở qua Anh, nơi lúc đầu họ đến học thời buổi còn là sinh viên.

Trong lịch sử làng nhạc giải trí hiện đại của xứ Pháp có sự quen biết với chúng ta do cuộc chinh phục đất người làm đất họ ngày xửa ngày xưa, một trong những nhân vật được yêu thích nhất của dân chúng là Jean-Jacques Goldman. Một sự tình cờ ngẫu nhiên khi tên ông có nghĩa là "Người bằng vàng", thật ra là có trái tim vàng vì sự nhân từ độc đáo và ngoài đời ông cũng có nhiều tiền của thật sự từ nghề nghiệp lương thiện mà ra. Ông là một nhân vật danh tiếng nhưng thật khiêm tốn và kín đáo, không bao giờ muốn nói nhiều (hay được người khác nói nhiều về mình) trên báo chí mà chỉ muốn hành động cụ thể giúp đời. Ông có 2 đời vợ và 6 con. Bà đầu tiên là một chuyên gia tâm lý học, đặc biệt bà sau là một cô gái Việt lai Pháp sinh sống tại tỉnh Marseilles (miền Nam nước Pháp) nhỏ hơn ông khoảng 30 tuổi. Giống như tay vợt thể thao danh tiếng trong số các bài tôi có viết trước đây là Yannick Noah, một người lai Phi và Âu Châu, ông rất được kính trọng và yêu mến vì còn là một nhạc sĩ lúc trẻ chơi nhạc rock. Khi đó ông là 1 thành viên trong ban nhạc Tài Phong với sự góp mặt đặc biệt của một tay guitare basse (guitare điện đệm nhạc chỉ có 4 dây mi-la-ré-sol, chủ yếu đánh các nốt thấp căn bản của hợp âm và lập đi lập lại) gốc người Việt Nam tên là Khánh Mai. Thật ra, Khánh Mai (sinh năm 1946, chơi guitare và hát) còn có người em góp mặt trong ban nhạc tên là Tài Sinh (sinh năm 1948, chơi đàn basse, đàn guitare, đàn máy dương cầm điện, hát). Tên của ban nhạc là Tài Phong, có nghĩa là luồng gió của những kẻ có tài, được thành lập năm 1972 tại Pháp bởi 2 anh em người Việt Nam nói trên.



ban nhạc Tài Phong với gương mặt Á Châu trẻ trung nổi bật của Khánh Mai thờiđó.
Ntnd (còn nữa)

Trước đó, 2 anh em yêu nhạc trẻ đã thành lập ban nhạc rock đầu tiên tên là The Monsoons (Monssons tiếng Pháp có nghĩa là “Gió mùa”) được giải thưởng liên tục 4 năm trong các kỳ thi nhạc tuyển tại Paris nhưng không có hậu vì áp lực gia đình chỉ muốn các cậu đi học chữ. Khánh ngưng làm nhạc và ở lại Pháp còn Tài thì trở qua Anh, nơi lúc đầu họ đến học thời buổi còn là sinh viên.
Năm 1972, họ tập hợp được đủ nhân lực làm lại một ban nhạc rock mới nữa nhưng sau 6 tháng thì tan rã vì không đủ ý chí tiến thủ. Không nản lòng, 2 anh em tuyển mộ thêm 1 nhạc sĩ người Anh và 1 nhạc sĩ người Mỹ nhưng rồi cũng bị “nốc ao”. Mãi đến năm 1974, với sự góp mặt của vài tay lính mới trong đó có “Người Vàng” nói trên, nhóm đã thực sự thành công. Lúc đó, Khánh là kỹ sư chuyên lo về âm thanh cho 1 phòng thu ở Paris, Tài là giám đốc nghệ thuật hãng Barclay rồi sau này qua Philips. Người Vàng đang bán quần áo thể thao trong tiệm ở ngoại ô thủ đô.
Với quan niệm chung của giới trẻ lúc đó, họ chỉ hát tiếng Anh mà thôi và ban Tài Phong nổi tiếng nhờ bản nhạc mang tên Sister Jane, tên tựa đề của album đầu tiên và cái thứ nhì trong vòng 2 năm 1975, 1976. Tuy nhiên, sau đó vài album khác ra đời không ai để ý nữa cũng bằng tiếng Anh (Follow Me, Back Again). Năm 1979, ban nhạc Tài Phong tan rã lúc Người Vàng cũng đã ra đi. Họ thường bị trách móc "không chịu hát tiếng mẹđẻ là tiếng Pháp".
Nhờ lý do trên và nhất là sau khi nghe buổi nhạc thính phòng do một cao thủ lớn tuổi lúc đó tên là Léo Ferré (khuynh hướng theo phe “anarchiste”, vô chính phủ) chuyên môn hát nhạc vàng tiếng Pháp, Goldman sững sờ vì bị chấn động mạnh là không ngờ tiếng Pháp cũng... hay quá khi hát lên. Ông phát biểu như sau: "Tôiđã hiểu ngay là tiếng Phápđược quáđi chứ ! Sức mạnh của các dòng chữ có nghĩa, sự kiện gây chấnđộng của các nốt nhạc kèm theo. Ông chủ sáng tác chúng nó đã chinh phục được tâm hồn tôi rồi !" Léo Ferré (1916-1993) rất nổi tiếng và là một nam ca-nhạc sĩ sáng tác phong phú nhất nước Pháp trong vòng 46 năm nghề nghiệp. Sau này khi đã “giác ngộ” , Goldman viết nhiều ca khúc thật hay hoàn toàn bằng tiếng Pháp và dân chúng yêu chuộng vì họ hiểu được ngay khi nghe hát và giai điệu nhịp nhàng dễ thuộc dễ hát theo, rất du dương trầm bổng tạo nên phong cách riêng cá nhân rất đặc sắc.
Trước khi tham gia ban nhạc rock gốc gác Việt Nam, Goldman đã từng trình diễn lần lượt với 2 ban nhạc khác tên là The Red Mountain Gospellers (lúc ông 18 tuổi, ban nhạc hát nhà thờ Hồng Sơn) gồm có 7 người và đĩa nhạc đầu tiên 45 vòng ra đời do một vị linh mục đỡ đầu có 1000 cái. Ông chơi guitare, đàn môi kim loại (harmonica) và đàn ống (orgue). Ban nhạc thứ nhì do chính Goldman lập ra tên là The Phalansters chịu ảnh hưởng Bob Dylan (ca-nhạc sĩ, họa sĩ, thi sĩ Hoa Kỳ sinh năm 1941) và ban nhạc này tan rã khi chủ nhân phải đi học xa ở tỉnh khác. Sau đó, Goldman gia nhập ban Tài Phong lúc họ cần người và rồi “Người Vàng” sẽ trở thành danh nhân từ khi ông đi solo, tự mình là ca -nhạc sĩ độc lập đi trình diễn khắp nơi.
Năm 1990, ông thành lập nhóm tam ca Anh-Pháp-Mỹ gồm người bạn chơi guitare lâu đời xứ Anh tên là Michael Jones và cô ca sĩ da đen gốc Hoa Kỳ có vóc dáng phốp pháp nhưng giọng ca nồng nàn cung “thổ” (giọng trầm) Carole Fredericks. Cô này gốc người ở Springfield thuộc tiểu bang Massachuchettes sinh năm 1952 và là ca sĩ chuyên môn đi hát từ năm 20 tuổi ở tiểu bang California. Năm 1989 cô quyết định bất ngờ sang Pháp và tiếp tục ký giao kèo ca hát giọng phụ cho giới danh nhân Pháp. Đến khi Goldman mời cô vào nhóm Tam Ca là cô nổi tiếng và được dân Tây ưa chuộng. Khi cô mất năm 2001 vì cơn đau tim ở Sénégal trên hành trình đi lưu diễn, một con đường mang tên cô được ghi vào sử sách hiện đại thuộc tỉnh lỵ Montrouge và cô được an táng tại Pháp trong nghĩa trang Montmartre. Đây là nơi an nghỉ của rất nhiều danh nhân xứ Pháp như các khoa học gia và các nghệ sĩ.
Một biến cố khá trầm trọng đã xảy ra cho Goldman mà nhiều người Pháp còn ghi nhớ là câu chuyện vô cùng thương tâm của một cô ca sĩ trẻ với tương lai hứa hẹn nhiều rực rỡ đã hợp tác với ông trong bài ca mang tựa đề “Là-bas, Nơi kia”. Bài hát ra đời năm 1986 và nữ ca sĩ mà Người Vàng cần tìm kiếm cho giọng hát phụ cùng với ông được khám phá tại... hầm xe điện thủ đô Paris (métro). Cô gái trẻ tài năng gốc người Sri Lanka chơi đàn ghi ta và hát solo nơi đây, trong những hành lang dài hun hút đầy người qua lại, lên xuống rầm rập trong sự vội vã, hấp tấp. Chỉ trong vòng hôm trước hôm sau, cô nổi bật cùng với ca sĩ chính Goldman trong đoạn phim ngắn ca nhạc minh họa mang tên “Nơi kia” sắp hạng cao trong danh mục Hit-Parades.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT