Chuyện Nước Pháp

Câu chuyện thần tiên của cô gái Việt lai Pháp (kỳ 3)

Wednesday, 18/03/2015 - 10:44:28

Nước Pháp thật sự có những bệnh hoạn xã hội trầm trọng thành kinh niên khó chữa trị nếu không nói là nó đã thành tệ nạn dung túng bởi chế độ nam trọng nữ khinh (paternalisme, oai quyền cha hơn mẹ).

Hung thủ giết người bị đưa ra tòa xử án và bị phạt tù ở 9 năm. Một bản án kỳ lạ, quá nhẹ nhàng, và đơn giản vì hắn ta chỉ bóc lịch có 4 năm là đã được thả. Dân chúng theo dõi trường hợp này đã không khỏi la lên vì luật pháp Tây đã có phần chểnh mảng trong sự trừng phạt những tên vũ phu hành hạ hay giết chóc phụ nữ. Nước Pháp đã hủy bỏ án tử hình từ năm 1981 nên sự kiện này cũng ảnh hưởng đến những tay bạo lực vì tính tình bẩm sinh hay tâm lý bệnh hoạn..., sẵn sàng ra tay mà không sợ bị lên máy chém.

Bên cạnh án giam 9 năm, sau khi hung thủ ra tù, người dân nghĩ rằng hắn ta bị trục xuất khỏi nước Pháp sau đó nhưng rồi một dòng chữ hoàn toàn trái ngược thông tin tiếp theo rằng hắn... vẫn sống tại đây. Thật ra, đại nạn bạo hành phụ nữ tại nước Pháp văn minh cường thịnh vẫn còn xảy ra và sẽ tiếp diễn mãi vì những nam thủ phạm chưa bị trừng trị đúng mức. Một vụ án tương tự gần đây nhất là một nữ tài tử đóng phim có tiếng bị tình nhân là ca sĩ chính của ban nhạc trẻ đánh đập vào đầu ngất xỉu rồi từ trần vì vết thương quá nặng và để lâu cả đêm không được cứu chữa. Tên tội phạm hung hăng này cũng bị phạt nhẹ, hiện nay đã tự do tiếp tục nghề ca hát trở lại. Dân chúng như đã lãng quên câu chuyện tuy thỉnh thoảngđài truyền hình lại khui ra chủđề nàyđể báođộng rồi...đâu lại vàođó. Nước Pháp thật sự có những bệnh hoạn xã hội trầm trọng thành kinh niên khó chữa trị nếu không nói là nó đã thành tệ nạn dung túng bởi chế độ nam trọng nữ khinh (paternalisme, oai quyền cha hơn mẹ).
Trở lại Người Vàngđộcđáo. Năm đó (1989), ông đã mất đi một người bạn gái trong nghề mới gặp và cùng hợp tác với nhau, cô ấy sẽ có tương lai rực rỡ trong nền ca nhạc Pháp. Sirima sống tại Anh nên dùng tiếng này để sáng tác thích hợp hơn và khán thính giả cũng hiểu được điều này và không phản đối. Trong Album duy nhất của nữ nghệ sĩ, Goldman cũng góp phần hát giọng phụ trong bài “I need to know” (Tôi cần phải biết). Ông đã có nhiều dịp làm những buổi trình diễn, hát lại bài "Nơi kia" để tưởng niệm cô gái trẻ sẽ trở thành một "vơ đét" (người nổi tiếng trong ngành ca nhạc hay điện ảnh) nhờ ông đưa lên. Thật oái oăm, cô này rất bình dân và không thích làm dáng, không muốn được đứng trên đài cao làm thần tượng gì cả. Cô có phát biểu chỉ muốn khán giả yêu thích nhạc cô sáng tác mà thôi. Đếnđây, chúng ta mới thật sự hiểu ra vì sao trongđoạn phim ngắn minh họa bài hát "Nơi kia" cả hai nhân vật chính xuất hiện thật bình dân trong phong cáchăn mặc tầm thường. Họ có tính tình giống nhauở chỗít nói,ít tham gia sinh hoạt ngoàiđời (trừ nghề nghiệp), không thích sự phô trương quá lố, muốn làm những chuyện tốtđẹp như từ thiện.
Khi đã nắm vững vài nét tính tình cá nhân nổi bật nhất của Người Vàng và cô bạn gái Sirima, những người yêu thích ông mới hiểu được vì sao ông lại viết rất nhiều tư tưởng thâm thúy trong các bản nhạc qua lời lẽ phong phú thay vì nói nhiều. Một trong những bản nhạc làm khán thính giả rất chú ý là bài “Né en 17 à Leidenstadt” (Sinh năm 17 ở tỉnh Đau Khổ). Danh từ Leidenstadt tiếng Đức chỉ là tượng hình, không có trong thực tế, là thành phố của sự khổ đau (Leiden: nỗi khổ, stadt: thành phố).
Cha của Người Vàng là dân Ba Lan gốc Do Thái, còn mẹ ông là người Đức, cả hai đã di cư đến sống tại ngoại ô thủ đô Ba Lê và có 4 người con, ông là người thứ 3 trong bọn trẻ. Họ còn có một người anh em cùng cha khác mẹ bị ám sát mà không ai tìm ra thủ phạm và lý do vì sao. Bài hát nói trên gây ra rất nhiều cuộc bàn cãi, tranh luận vì nó làm cho người nghe suy nghĩ sâu xa về cuộc chiến thế giới thứ hai năm 39-45 gây ra bởi trục phát xít Đức-Ý-Nhật. Thông điệp này còn nhắc đến trận chiến tôn giáo ở Belfast và nạn kỳ thị chủng tộc ở Nam phi.
**
Nếu tôi sinh ra năm 1917 ở thị trấn Khổ Đau
trên những hoang tàn đổ nát do trận chiến gây ra.
Tôi có thể tốt nhất hay xấu nhất hơn những ngườiđó
Nếu tôi là họ, người nướcĐức?
Ru ngủ bởi bị nhục mạ, căm ghét và ngu dốt
Nuôi dưỡng bởi giấc mơ trảđược hận thù
Nếu tôi thuộc về nhữngý thức hiếm có như vậy
Nhiều nước mắt giữa dòng suối chảy mạnh?
Nếu tôi lớn lên nơi đất bến tàu xứ Belfast (Bắc Ái Nhĩ Lan)
là lính của tôn giáo, của một tầng lớp oai quyền
Tôi có thể nào mạnh bạo chống lại thân nhân mình
Phản bội, giơ bàn tay ra?

Nếu tôi sinh ra là phụ nữ da trắng và giàu có ở thủ đô Johannesburg
Giữa quyền lực và sự sợ hãi
Tôi có thể nghe thấy những tiếng hét chuyển đi nhờ gió
Tất cả sẽ không còn như trước nữa?

Chúng ta sẽ không biếtđược bụng chúng ta nghĩ gì
Đàng sau bộ mặt thường ngày

Là kẻ canđảm, hay tênđồng lõa hoặc thủ phạm sát nhân?
Làđiều tệ hại nhất hay cao thượng nhất?
Chúng ta sẽ là người du kích hay là đàn cừu non
Nếu phải dùngđến vũ lực (vì lời nói không đủ)?
....
Và họ tha cho đôi ta thật lâu nếu có thể
Là không phải chọn bên nào cả.

Bản nhạc nàyđãđượcđón nhận và yêu thích bởi lớp khán thính giả lúcấy. Sự thâm thúy của tác giả là hướng về lòng thông cảm, tha thứ và không nên "phán xét" người khác khi chính mình nếu bị đặt vào hoàn cảnh sinh sống lúc đó cũng sẽ cư xử giống y như vậy! Chúng ta nhận ra tâm trạng ôn hòa của Người Vàng, chính ông cũng tự thú là có bản tính sợ sệt tự nhiên. Ông kết luận (trong bài hát) là không nên theo phe nào cả, mà nếu có ai đó vô cùng sáng suốt để dám bãi bỏ chế độ nô lệ, kỳ thị chủng tộc, chiến tranh tôn giáo anh em thì điều này quá tốt đẹp rồi. Còn tự người thường chúng ta, ai tốt ai xấu, ai cao thượng hơn ai? Không có gì bảo đảm hết !
Bản nhạc này được Tam Ca Anh-Pháp-Mỹ đã nhắc đến từ bài 1 trình diễn, đoạn đầu chơi piano réo rắt êm đềm do ảnh hưởng của một nhạc sĩ sáng tác gốc người ở tiểu bang California (Bruce Hornby). Đây lại là một trong những bài hát đặc biệt có “vấn đề” đối với Goldman khi sáng tác ra nó so với các bản khác sinh đẻ nhanh gọn. Ông bị kẹt vì điệp khúc... dở quá, vì tempo nhanh chậm ra sao không quyết định được v.v... Nó bị xếp xó lâu lắm rồi mớiđem ra "xào nấu" lại !
Gần đây nhất, tháng 2 năm 2015 Goldman sáng tác thêm bản nhạc ủng hộ cơ sở từ thiện “Quán ăn Tâm, les restos du coeur” chuyên dọn ăn phục vụ cho người nghèo nhờ tiền bạc bá tánh cho họ và nhờ các nghệ sĩ ca hát trình diễn bán video giúp vào quỹ cơ sở. Bản nhạc mang tên “Toute la vie” (Trọn đời) bị cho là đặt hai thế hệ già - trẻ chống đối nhau vì thế hệ già để gia tài tệ hại cho bọn trẻ lười biếng, ích kỷ (vì thất nghiệp, mang nợ nặng nề, xã hội bệnh hoạn...) Ông lên tiếng giải thích là bọn trẻ gây gổ lại làđúng vì họ không xấu xa như vậy và già trẻ giúp nhau nhiều hơn nữa vì khủng hoảng kinh tế,nhưng ông hy vọng chúng nó sẽ làm khá hơnđám tiền bối!

Ntnd (còn một kỳ)

Ảnh kèm: Goldman, tác giả và ban hợp ca đang trình diễn bài “Trọn Đời” để làm từ thiện cho quán ăn Tâm.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT