Thế Giới

Châu Á cần nửa triệu phi công, tiếp viên trong 20 năm tới

Wednesday, 29/08/2018 - 08:03:14

Boeing đã có một chương trình huấn luyện phi công cấp tốc nhưng sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu đang bùng nổ. Trong khi đó, giới phân tích khuyến cáo, tình trạng thiếu hụt phi công sẽ đem đến rủi ro với sự phát triển của ngành hàng không, đồng thời đẩy mức lương cho nghề này cao hơn, ảnh hưởng tới lợi nhuận của các hãng bay.

SINGAPORE – Hãng sản xuất máy bay Boeing vừa dự báo, châu Á sẽ cần số lượng phi công, nhân viên kỹ thuật, và tiếp viên nhiều nhất thế giới trong 20 năm tới. Kinh tế châu Á phát triển sẽ làm tăng sự giàu có và nhu cầu du lịch, nên khu vực này cần thêm khoảng 240,000 phi công và 317,000 tiếp viên đến năm 2037. Trong đó, Trung Quốc sẽ cần một nửa số lao động mới này, với 128,500 phi công. Đông Nam Á cần 48,500 phi công và Nam Á cần 42,750 phi công.
Các dự báo này tạo thêm áp lực lên ngành hàng không, vốn đang gặp khó vì thiếu hụt phi công và trì trệ trong huấn luyện. Trong khi đó, phi công về hưu vào những năm tới sẽ là mục tiêu săn đón của các ngành dịch vụ kinh doanh hàng không như trực thăng du lịch, chuyên cơ cá nhân xa xỉ... Theo Boeing, châu Á cũng sẽ dẫn đầu thế giới về nhu cầu mua sắm máy bay. Những năm tới, 40% máy bay chở khách mới sẽ được giao cho các hãng bay tại khu vực này.
Boeing đã có một chương trình huấn luyện phi công cấp tốc nhưng sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu đang bùng nổ. Trong khi đó, giới phân tích khuyến cáo, tình trạng thiếu hụt phi công sẽ đem đến rủi ro với sự phát triển của ngành hàng không, đồng thời đẩy mức lương cho nghề này cao hơn, ảnh hưởng tới lợi nhuận của các hãng bay.

Trung Quốc làm kính nhận dạng khuôn mặt cho cảnh sát
BẮC KINH – Hãng công nghệ Xloong của Trung Quốc đang phát triển và sản xuất một loại kính có khả năng nhận dạng khuôn mặt, dựa theo yêu cầu từ chính quyền nước này. Với loại kính đặc biệt, cảnh sát Trung Quốc có thể so sánh gương mặt của nghi can và kho dữ liệu quốc gia, để phát hiện tội phạm. Thiết bị hoạt động dựa trên công nghệ thực tế tăng cường (AR), cho phép chồng ảnh ảo lên mặt người trong thực tế, tìm kiếm điểm giống nhau, rồi gởi thông báo tới người đeo camera. Nếu phát hiện kẻ khả nghi, máy sẽ đưa báo động đỏ, chiếu ngay trên màn hình của kính để người quan sát nhìn thấy.
Hiện 6 sở cảnh sát địa phương ở Bắc Kinh, Thiên Tân và khu tự trị Tân Cương đã sử dụng kính AR do Xloong cung cấp. "Chúng tôi sẽ dành 80% năng lực hoạt động để tập trung vào các chương trình phục vụ an ninh quốc gia,” ông Shi Xiaogang, người sáng lập kiêm CEO của Xloong cho biết. Ông từng là kỹ sư cho hãng sản xuất điện thoại thông minh Huawei.
Với dự án thiết kế kính AR cho cảnh sát, hãng Xloong hy vọng hợp đồng này sẽ mang lại doanh thu đáng kể trong 2 hoặc 3 năm tới. Trung Quốc chi tiêu cho an ninh nội địa khoảng $182 tỷ Mỹ kim trong năm ngoái, chiếm 6.1% tổng chi tiêu chính phủ trong năm 2017. Trong khi công nghệ giám sát thường gây tranh luận tại các nước phương Tây, vấn đề này lại không cần phải lo lắng ở Trung Quốc. "Chính phủ luôn hỗ trợ các hãng công nghệ cao, đồng thời coi trọng việc chống khủng bố và ổn định xã hội,” ông Shi nói.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT