Hôn Nhân, Cuộc Sống

Chọn một bác sĩ nhãn khoa (kỳ 1)

Monday, 28/12/2015 - 05:53:17

Những người bị cận thị thường cần đeo kính trong suốt cuộc đời của họ. Khi hầu hết mọi người đến tuổi 40 trở lên, đôi mắt của họ dần dần trở nên nhìn xa hơn - một tình trạng gọi là viễn thị, đòi hỏi phải điều chỉnh kính để đọc hoặc để làm công việc chi tiết. Đây là một hậu quả hoàn toàn tự nhiên của tiến trình lão hóa.

Tại sao tôi - hay người trong gia đình của tôi - cần phải gặp một bác sĩ nhãn khoa?
Sớm hay muộn thì hầu như mọi người sẽ cần phải sử dụng kính đeo mắt. Những vấn đề về thị giác thường được chia thành hai loại: cận thị (có thể nhìn thấy rõ ràng chỉ khi mọi thứ ở sát hoặc ở gần), hoặc viễn thị (có thể nhìn thấy những vật ở xa, trong khi các vật nhỏ ở gần, chẳng hạn như chữ in, thì xuất hiện lờ mờ).

Những người bị cận thị thường cần đeo kính trong suốt cuộc đời của họ. Khi hầu hết mọi người đến tuổi 40 trở lên, đôi mắt của họ dần dần trở nên nhìn xa hơn - một tình trạng gọi là viễn thị, đòi hỏi phải điều chỉnh kính để đọc hoặc để làm công việc chi tiết. Đây là một hậu quả hoàn toàn tự nhiên của tiến trình lão hóa.

Theo Hội Đồng Nhãn Khoa Hoa Kỳ cho viết, trong năm 2006 có 168.5 triệu người lớn ở Mỹ, tức 75 phần trăm dân số thành niên, sử dụng kính theo toa. Các bệnh khác về mắt và các bệnh - bao gồm đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, loạn thị, lãng mắt (giảm thị lực), rối loạn võng mạc, và các tác dụng phụ của bệnh cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim - cũng đều đòi hỏi việc theo dõi và chăm sóc liên tục của bác sĩ nhãn khoa. Các chuyên gia chăm sóc mắt nhấn mạnh rằng khi mới bị mắc, tất cả các bệnh về mắt đều có thể được điều trị. Nếu không điều trị, một số trong các chứng bệnh ấy có thể gây mù vĩnh viễn.

Một số người thành chỉ có động lực thúc đẩy họ đến gặp một bác sĩ nhãn khóa “khi họ không thể nhìn thấy” được gì nữa, the Kerry Beebe cho biết. Ông là một chuyên viên đo mắt ở Brainerd, Minnesota, và cũng là chủ tịch Ban Chấp Hành Chăm Sóc Chẩn Y của hiệp hội đo mắt American Optometric Association. Tuy nhiên, những người thành niên nên đi khám mắt thường xuyên, ngay cả khi thị giác của họ vẫn à tốt, vì một cuộc khám nghiệm có thể phát hiện các chứng bệnh ở giai đoạn sớm, ngay cả khi bạn không có triệu chứng. Trong một ví dụ gây ấn tượng, những cuộc xét nghiệm mắt đôi khi có thể phát hiện các khối u não. Chúng cũng có thể tiết lộ tổn thương mắt do bệnh tiểu đường, bệnh này là một nguyên nhân hàng đầu gây ra mù.

Khi nào con tôi nên gặp một bác sĩ nhãn khoa?

Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng cứ bốn đứa trẻ thì có một em có vấn đề về thị lực, nhưng gần một nửa trong số các phụ huynh có con 12 tuổi trở xuống đã không đưa con đến bác sĩ nhãn khoa. Tuy nhiên, thường thì các chương trình khám thị lực tại trường học phát hiện ra những các vấn đề thông thường nhất. Các bác sĩ nhãn khoa khuyên trẻ em nên bắt đầu khám mắt khi lên sáu tháng tuổi. Việc này thường được làm bởi bác sĩ nhi khoa của em bé. Bác sĩ làm vài cuộc xét nghiệm đơn giản, để bảo đảm rằng thị lực của em bé đang phát triển tốt, ánh sáng đi vào trong võng mạc, và không có bằng chứng về lé mắt.

Ngay cả khi đôi mắt của chúng đều tốt, chúng sẽ được khám lại khi lên 3 tuổi, và một lần nửa trước khi bắt đầu học lớp một. Một lần nữa, những cuộc kiểm tra thị lực cho trẻ nhỏ thường được thực hiện trong một văn phòng bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nhi khoa, và không đòi phải có một bác sĩ nhãn khoa, trừ khi đứa trẻ bị bệnh hoặc có những vấn đề về thị giác cần được điều chỉnh.

Các bác sĩ nhấn mạnh rằng cha mẹ nên nói chuyện với bác sĩ của đứa trẻ, nếu họ nghi ngờ có một vấn đề về thị giác. “Nếu phát hiện sớm, lúc 3 hoặc 4 tuổi, các bệnh về mắt của trẻ em đều rất dễ chữa trị.” Beebe, người đã thực hành đo thị lực trong 27 năm tuổi, nói, “Nhưng nếu các bệnh về mắt không được phát hiện cho đến khi các em lên 8 hoặc 9 tuổi, có lẽ các em sẽ không có thị giác tốt trong phần còn lại của cuộc sống của các em. Mỗi ngày tôi thấy những em không thể đọc được chữ E lớn trên biểu đồ thử mắt. Cha mẹ các em nghĩ rằng mọi chuyện đều tốt đẹp, và những đứa trẻ thì hình dung ra rằng mọi người đều giống như vậy cả. Chúng không thể nhìn thấy tấm bảng đen, nhưng chúng có thể đọc được khi đứng gần.”

Tôi nên gặp một chuyên viên đo mắt hay là bác sĩ nhãn khoa?

Các chuyên gia đo mắt (optometrist), còn gọi là các bác sĩ thị quang (OD), là những người chuyên môn về các chứng rối loạn quang học và thị giác. Các bác sĩ thị quang được đào tạo và được cấp giấy phép hành nghề để chẩn đoán và điều trị các vấn đề thị giác cũng như một số bệnh về mắt. Họ có thể kê toa kính mắt, kính áp tròng, những dụng cụ hỗ trợ thị giác, trị liệu thị lực, và cung cấp dịch vụ chăm sóc trước và sau khi giải phẫu. Ở một số tiểu bang, các bác sĩ thị quang có thể thực hiện một số hình thức giải phẫu laser. Nếu bạn có một tình trạng nghiêm trọng hoặc bệnh về mắt, một bác sĩ thị quang sẽ giới thiệu bạn đến một bác sĩ nhãn khoa (ophthalmologist).

Một bác sĩ nhãn khoa là một bác sĩ y khoa (MD) hoặc một bác sĩ chỉnh xương (DO), chuyên về việc điều trị y tế và giải phẫu cho các chứng bệnh về mắt và những tổn thương mắt. Các bác sĩ nhãn khoa được cấp giấy phép hàng nghề, để thực hiện những cuộc giải phẫu lớn nơi mắt (chẳng hạn như phẫu thuật LASIK, loại bỏ chứng đục thủy tinh thể, bong võng mạc, và cấy ghép tròng kính) và kê toa thuốc. Nhiều bác sĩ nhãn khoa cũng cung cấp các cuộc xét nghiệm mắt và những dịch vụ như kê toa cho mua kính mắt và kính áp tròng.

Đối với việc chăm sóc và khám mắt định kỳ, một bác sĩ thị quang là sự lựa chọn hợp lý nhất. Tuy nhiên, nếu bạn đã trải qua một sự thay đổi lớn trong thị lực, hoặc nghi ngờ bạn có một vấn đề nghiêm trọng đối với mắt, thì điều hữu lý là đi gặp một bác sĩ nhãn khoa. Các bác sĩ nhãn khoa là tiến sĩ y khoa, nên họ tính lệ phí cao hơn so với các bác sĩ thị quang.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT