Thế Giới

Chuyến thăm "vô tích sự" của Mã Anh Cửu ở Biển Đông

Friday, 29/01/2016 - 09:05:53

Tất cả những điều này có vẻ kỳ lạ với các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ, vì họ quen coi Đài Loan và Trung Quốc là bất đồng với nhau. Thậm chí một nghị sĩ Hoa Kỳ đã đưa ra một văn bản ủng hộ việc Đài Loan cho rằng Itu Aba là một hòn đảo.

Tổng thống Đài Loan đang được hướng dẫn trong lúc viếng thăm đảo Ba Bình ngày thứ Năm. (Sam Yeh/ Getty Images)


Mã Anh Cửu, tổng thống sắp xuống chức tại Đài Loan, đã thực hiện một chuyến đi ngắn ngủi, nhưng gây nhiều tranh cãi, khi ông đến thăm đảo Itu Aba, còn được gọi là Thái Bình (hay Ba Bình), ở Biển Đông vào ngày thứ Năm vừa qua. Trong một cuộc đảo ngược các vai trò, chính phủ Hoa Kỳ công khai chỉ trích chuyến viếng thăm này vào hôm thứ Năm là “hết sức vô tích sự.” Trong khi đó, Trung Quốc gián tiếp hoan nghênh chuyến thăm, coi đó là hoàn thành nghĩa vụ của mọi “người Trung Hoa” phải bảo vệ quyền chủ quyền của Trung Quốc.

Những phản ứng ngược nhau này là một lời nhắc nhở rằng, mặc dù Đài Loan là một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực Đông Á, nhưng lập trường của Đài Loan về vấn đề Biển Đông lại được liên kết chặt chẽ với Trung Cộng, và có thể đối địch với các mục tiêu của Mỹ.

Lời tuyên bố chủ quyền của Đài Loan ở Biển Đông bắt nguồn từ cùng một căn bản pháp lý tương tự như lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Chính phủ Đài Loan khởi xướng “Nam Hải Cửu Đoạn Tuyến” (đường lưỡi bò) mà Trung Quốc hiện nay chấp nhận với tư cách là chính phủ được công nhận, để đòi những quyền lợi hàng hải không được xác định cụ thể, trên phần lớn vùng Biển Đông.

Trong khi đang có mặt trên đảo Itu Aba, ông Mã Anh Cửu nhắc lại lời tuyên bố chủ quyền của Đài Loan trong khu vực: Xét theo nhãn giới lịch sử, địa lý, hay luật quốc tế, thì các quần đảo Nam Sa (Trường Sa), Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa (Macclesfield Bank), và Đông Sa (Pratas), cũng như vùng nước xung quanh đó, đều là một phần lãnh thổ và lãnh hải cố hữu của Trung Hoa Dân Quốc. Đây là điều không thể chối cãi.

Công thức này có thể đã được sao chép từ những văn bản do chính phủ Trung Quốc đưa ra.
Tổng thống Mã Anh Cửu cũng bênh vực cho cương vị của Itu Aba, coi đó một “ốc đảo” trên đó người ta có thể sinh sống, như được đòi hỏi bởi Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển (UNCLOS). Nếu Itu Aba hội đủ điều kiện để trở thành một “ốc đảo” theo ý nghĩa của UNCLOS, thì cả chính phủ Trung Quốc lẫn chính phủ Đài Loan đều có thể tuyên bố chủ quyền trên một vùng kinh tế độc quyền, mà nếu không như vậy thì hòn đảo này sẽ thuộc về Phi Luật Tân. Thật vậy, Phi Luật Tân đã trực tiếp thách thức cương vị pháp lý của Itu Aba, trong vụ kiện trọng tài UNCLOS của nước này chống lại Trung Quốc.

Rất có thể Mã Anh Cửu nói đúng rằng Itu Aba hội đủ kiều kiện trở thành một hòn đảo. Tuy nhiên, từ một quan điểm của Hoa Kỳ, điều này sẽ chỉ củng cố tính cách hợp pháp của các hành động của Trung Quốc trong khu vực. Với tư cách là chính phủ duy nhất được công nhận, Trung Quốc có thể sử dụng công việc mà Đài Loan làm trên đảo Thái Bình, để biện minh cho các hoạt động của họ, trong đó có việc xây dựng một số đảo nhân tạo của nó.

Tất cả những điều này có vẻ kỳ lạ với các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ, vì họ quen coi Đài Loan và Trung Quốc là bất đồng với nhau. Thậm chí một nghị sĩ Hoa Kỳ đã đưa ra một văn bản ủng hộ việc Đài Loan cho rằng Itu Aba là một hòn đảo.

Chắc chắn Đài Loan, một nền dân chủ tự do, tôn trọng nhân quyền một cách sâu sắc, xứng đáng nhận được nhiều sự hỗ trợ của Hoa Kỳ như thực tế quốc tế cho phép. Nhưng sự ủng hộ như thế không nên mở rộng ra tới Biển Đông, mà không có óc phê phán. Bà Tsai Ying-wen (Thái Anh Văn), tổng thống tân cử của Đài Loan, đã từ chối lời mời tham gia chuyến viếng thăm của Mã Anh Cửu. Giữa lúc Thái Anh Văn chuẩn bị nhậm chức trong tháng 5, Hoa Kỳ khuyến khích bà nên suy nghĩ lại về việc can thiệp “vô tích sự” của Đài Loan trong khu vực.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT