Chuyện Nước Pháp

Có thể “bản xứ hóa” người nhập cư chính thức? (kỳ 1)

Wednesday, 02/11/2016 - 11:16:31

Quyển sách thật ra được xuất bản (nhà Michelon) vào năm 2012 và còn bán dài dài trên mạng bên Tây với nhiều lời khen tặng của chính độc giả người bản xứ. Họ ca tụng sự thật thà của người viết. Bà Mai Lam sinh năm 1968 cùng với gia đình vừa tản cư vừa di dân sang đất Pháp năm 1975 (dân di tản chính trị - réfugé politique - chạy trốn giặc Cộng xâm chiếm miền Nam) khi bà chỉ mới lên 7 tuổi. Tôi theo dõi chương trình bình luận trên dài truyền hình quốc gia số 5 vào đầu tháng Mười năm nay với đề tài vô cùng hiện đại nếu không nói là không hề chấm dứt.



Tựa đề quyển sách bán rất chạy của nữ tác giả gốc Việt có chồng Pháp.


“Francais Je vous ai tant aimés - Người Pháp, tôi đã yêu mến quý vị thật nhiều” là tựa lớn màu đen và đỏ chói nằm trên và dưới bên cạnh bức ảnh chụp tác giả kèm theo tựa nhỏ bên dưới màu đen cho rằng hòa hợp vào (với họ) chắc không thể được? Chúng ta hãy chú ý đến cách chọn màu: hai hàng chữ “Francais” (Người Pháp) và “L'impossible intégration?” (Vô phương hòa đồng?) cùng bằng màu đen. Trái tim của tác giả thì đầy tình cảm với màu đỏ. Thật ý nhị! Đó là tên cuốn sách kể chuyện (Récit) dài 120 trang của nữ tác giả tên Mai Lam với hai họ Việt - Pháp Nguyễn và Conan song đôi.

Quyển sách thật ra được xuất bản (nhà Michelon) vào năm 2012 và còn bán dài dài trên mạng bên Tây với nhiều lời khen tặng của chính độc giả người bản xứ. Họ ca tụng sự thật thà của người viết. Bà Mai Lam sinh năm 1968 cùng với gia đình vừa tản cư vừa di dân sang đất Pháp năm 1975 (dân di tản chính trị - réfugé politique - chạy trốn giặc Cộng xâm chiếm miền Nam) khi bà chỉ mới lên 7 tuổi. Tôi theo dõi chương trình bình luận trên dài truyền hình quốc gia số 5 vào đầu tháng Mười năm nay với đề tài vô cùng hiện đại nếu không nói là không hề chấm dứt. Đó là “Cuộc bình luận về căn cước quốc gia có lợi ích gì?”. Đây là một trong những buổi thảo luận hứng thú của đài số 5 chuyên môn dựa trên nền tảng những vấn đề gây ra nhiều tranh cãi (C polémique) với khá nhiều khán thính giả trung thành.

Thường thường, chủ đề nóng sốt vì nó đi sát với thời sự chính trị và kéo dài 1 giờ đồng hồ. Quả thật, hai/năm vị khách mời là gốc gác thuộc địa cũ của người Pháp nay đã thành dân bản xứ trên giấy tờ (với căn cước quốc gia, như tôi hiện giờ hoàn toàn là người Pháp gốc Việt Nam Cộng Hòa khi xưa thuộc địa cũ; gọi là dân Pháp hóa do thỉnh cầu và được chấp thuận nhờ hội đủ điều kiện): 1 là bà Nguyễn nói trên và 1 là nam sử gia tác giả quyển sách “Ngày xưa ở Algérie” (nhà xuất bản Larousses). Ba vị còn lại là người bản xứ gốc gác da trắng thật sự (điều này coi vậy mà chỉ là tương đối, vì đi ngược lên gia phả thì có nhiều bất ngờ): 1 nam triết gia kiêm nhà văn, 1 nữ viên chức cố vấn vùng Paris - công chức cao cấp Mặt Trận phe tả (bà là đảng viên đảng Cộng Sản, chiếm thiểu số trong các đảng phái chính trị nhưng vẫn có ghế đại biểu nơi nào dân chúng tín nhiệm họ thì bầu nhiều phiếu), 1 nam nghị sĩ phe Cộng Hòa (phe hữu).

Tôi xin trở lại từ đầu với nhóm chữ “căn cước quốc gia” để chúng ta có khái niệm rõ ràng về nó và tìm hiểu thế nào là sự đồng hóa hay bản xứ hóa, thế nào là hòa nhập hay là “hòa hợp, hòa đồng, hợp cư v.v...” vào một quốc gia hay một nhóm người, một xóm ngụ cư chẳng hạn.

Danh từ 'identité' (căn cước) của Pháp có 3 nghĩa chính theo tự điển thông thường là sự kiện cái gì đó giống hệt nhau, điểm đặc biệt của người nào đó hay của cái gì đó, những dấu hiệu chính xác bên ngoài báo cho biết cá nhân đó là ai. Đi vào đời sống, căn cước có nghĩa rộng liên quan đến xã hội, khoa học tự nhiên (Vạn Vật), tâm lý, triết lý và địa lý. Căn cước cá nhân là đơn vị tối quan trọng hợp thành dân số quốc gia, là linh hồn tổ quốc khi nó trở thành quốc tịch. Vì vậy, ngày nay công dân quốc tế nói chung khi đi du lịch phải có giấy tờ tùy thân chứng minh họ là người dân thuộc về quốc gia nào nói riêng.

Vấn đề có hai quốc tịch là con dao 2 lưỡi vì lợi ích không bao nhiêu mà thiệt hại vào thân nhiều hơn (chúng ta đã biết những ai mang quốc tịch Hoa Kỳ và “VN” trở về bên nhà gặp vấn đề gì). Vì vậy, trừ trường hợp bất khả kháng, nước nào cũng khuyên bảo công dân xứ mình chỉ nên giữ 1 quốc tịch duy nhất là nước mình đang sinh sống với nguồn gốc tổ tiên là dân bản xứ lâu đời. Người Pháp có nền lịch sử truyền thống lâu năm lập quốc (hàng ngàn năm) và thuộc về dân tộc da trắng lại hùng mạnh nên vào thời văn minh hiện nay họ đã tiếp nhận vào xứ sở nhiều người nước lạ tỵ nạn chính trị, chiến tranh v.v... Ngoài lý do nhân đạo, tìm kiếm nhân tài (chất xám thế giới), họ cũng cần có thêm giới trẻ để bù vào số người lớn tuổi về hưu càng lúc càng nhiều khiến sự thay thế dân số mất cân bằng.

Nhiều quốc gia Châu Âu đang lâm vào tình trạng thiếu thốn giới trẻ sinh ra không đủ bù đắp vào số người già đi. Nước Đức là thí dụ điển hình khi họ ý thức điều này và bà Thủ Tướng Angela Merkel đã can đảm nhận vào cả triệu dân di tản là vậy.
Tuy nhiên, người Pháp thì khác. Họ quá xem trọng vấn đề căn cước quốc gia (bảo thủ) nên trở thành kỳ thị chủng tộc ngoài ý muốn, cũng là điều mà nữ tác giả Mai Lam đã tế nhị nhận xét trong cuốn sách của bà.
Khi cô gái trẻ gốc Việt lớn lên tại thủ đô Paris, học hành thành tài dù gia đình rất đông anh em (họ là một đàn trẻ nhỏ 7 anh chị em cùng sang Pháp lúc ấy), thì cô được xem là một trường hợp đồng hóa thành công tốt đẹp. Đồng hóa, tôi dùng trong nghĩa tốt chứ không phải từ sự đô hộ kiểu xưa của người Trung Hoa hay của người Pháp với 1000 năm và 100 năm thống trị nước Việt Nam, là biến dân gốc ngoại quốc thành dân Pháp. Bằng cách nào? Cho họ quốc tịch Pháp. Đó là sự ổn thỏa bên ngoài khi điều kiện vào quốc tịch Pháp càng ngày càng khó khăn. Ngày xưa, cách đây khoảng 40 năm những người ngoại quốc mà sinh con trên đất Pháp thì những em bé này được mang quốc tịch Pháp một cách tự nhiên. Thật ra điều này rất ý nghĩa vì em sẽ đến trường học tiếng Pháp và rồi lớn lên thật nhanh và sẽ nói tiếng Pháp như người Pháp, hoàn toàn hòa đồng vào xã hội này.

Trên giấy tờ và theo sát nguyên tắc nền chính trị Cộng Hòa, em bé được bảo đảm tương lai hưởng thụ những quyền lợi căn bản và ngược lại có trách nhiệm tuân theo luật lệ hiện hành của nước này. Cũng còn dễ dãi như vậy, người xứ lạ lập gia đình với dân bản xứ liền được nhập quốc tịch Pháp ngay lúc đó. Vì vậy mà có những cuộc hôn nhân giả mạo nhằm ý định có phương tiện di dân chính thức mà không phải cư ngụ lâu năm tại đây (vào thời của tôi sang Pháp du học thì phải có ít nhất 5 năm ở đây mới đủ 1 trong các điều kiện xin vào quốc tịch). Theo luật pháp quốc gia, có 3 trường hợp chính đáng để xin có căn cước của nước sở tại (tấm thẻ nhỏ hình chữ nhật bằng chất nhựa rất giống thời VNCH gồm hình chụp ghi tên tuổi chiều cao dấu hiệu đặc biệt trên gương mặt, sinh quán, địa chỉ và chỗ cấp cùng thời hạn giá trị): 1 do đám cưới, 2 do có ông bà tổ tiên gốc bản xứ hoặc có anh chị em như vậy, 3 do là thuộc địa cũ. Hai trường hợp đầu tiên được ấn định bởi điều lệ chính thức có tuyên cáo của chính phủ, còn thuộc địa cũ là do giấy tờ Pháp hóa xem như “tự nhiên” (nhưng họ có thể bị từ chối). Một trường hợp đặc biệt khác là đã mất rồi nay xin trở lại vào quốc tịch Pháp do tuyên cáo chính phủ hay do điều lệ lập pháp. Gần đây nhất, quốc hội đã thảo luận về việc hủy bỏ nó nếu người đó bị điều tra có chứng cớ rõ ràng là khủng tặc gốc gác các xứ Trung Đông. Đó là chính TT Hollande muốn sửa đổi hiến pháp nhằm trừng phạt khủng tặc có 2 quốc tịch giết người ghê gớm hồi tháng 11 năm ngoái. Ông muốn gạt bỏ những tên phá nước hại dân dù chúng nó có được sinh đẻ tại đây đi nữa. Cuối cùng TT thất bại vì quốc hội bác bỏ ý kiến này và bà bộ trưởng bộ nội vụ đã từ chức sớm để phản đối.

Ntnd (còn tiếp 1 kỳ)

 

 

 

 

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT