Đạo và Đời

Còn anh em, anh em bảo mình là ai?

Thursday, 21/08/2014 - 03:14:35

Bài đọc 1 : (Is 22:19-23). Bài đọc 2 : ( Rm 11: 33-36). Tin Mừng: ( Mt 16:13-20)
Sau khi nghe các môn đệ cho biết người ta bảo Ngài là “ông Gioan Tẩy Giả, Kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ”, Chúa Giêsu mới hỏi các môn đệ: “

Bài đọc 1 : (Is 22:19-23). Bài đọc 2 : ( Rm 11: 33-36). Tin Mừng: ( Mt 16:13-20)

Sau khi nghe các môn đệ cho biết người ta bảo Ngài là “ông Gioan Tẩy Giả, Kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ”, Chúa Giêsu mới hỏi các môn đệ: “ Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? “ Đó cũng là câu hỏi đặt ra cho mỗi người Kitô hữu hôm nay.

Ngày xưa, được Chúa Cha linh ứng, ông Phêrô đã tuyên xưng: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Ngắn gọn chỉ có thế, nhưng lại được Thầy khen: “Này anh Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.”

Nhận thức của ông Phêrô về Chúa Giêsu không phải do sự hiểu biết của ông, nhưng là nhờ Cha của Thầy Giêsu mặc khải cho ông. Nhưng tại sao Chúa Cha không mặc khải cho ai khác lại chỉ mặc khải cho ông Phêrô? Đó là việc Thiên Chúa làm như lời thánh Phalô đã viết trong thư gửi tín hữu Rôma: “Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người ai dò cho thấu! Đường lối của Người, ai theo dõi được! Thật vậy, ai đã biết tư tưởng của Chúa? Ai đã làm cố vấn cho Người? Ai đã cho Người trước để Người phải trả lại sau? Vì muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn tại và quy hướng về Người.” ( Rm 11:33-36)

Và cũng qua lời tuyên xưng của ông Phêrô, Chúa cắt cử ông một nhiệm vụ quan trọng cho tương lai: “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều  gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.” ( Xem Mt. 16: 13-20)

Như thế, Chúa Giêsu còn là Đấng sáng lập Hội Thánh mà Ngài là đầu và tất cả là chi thể trong thân thể ấy. Hội thánh ấy vừa ở trần thế và ở trên trời, nhưng có một mối liên hệ mật thiết, “vừa hữu hình vừa thiêng liêng, vừa là một xã hội có phẩm trật vừa là Nhiệm Thể Đức Kitô. Hội Thánh duy nhất hợp thành bởi hai yếu tố: nhân loại và thần linh” ( GL số79). Hội Thánh mà Chúa Giêsu thiết lập trên tảng đá Phêrô là Dân Thiên Chúa, là Thân Thể của Đức Kitô, là Đền thờ của Chúa Thánh Thần.

Ngày nay, được học Giáo lý, chúng ta còn biết nhiều hơn các môn đệ xưa kia. Chúng ta vẫn tuyên xưng: “Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi thiên Chúa, Ánh sáng bởi Ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha: nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Người đã từ trời xuống thế, bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người. Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha, và Người lại đến trong vinh quang. Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô; Người chịu khổ hình và mai táng, ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh, để phán xét kẻ sống và kẻ chết, Nước Người sẽ không bao giờ cùng”. ( Kinh Tin Kính).

Chúa Giêsu còn là Ánh sáng thế gian, là đường là sự thật và là sự sống, là chủ vườn nho...,và Ngài còn là một nhân vật ẩn hiện sống cận kề bên cạnh chúng ta, đó là tha nhân, là người anh em chúng ta.

Tiêu chuẩn để Chúa phán xét người công chính và người không công chính,là dựa trên việc cho hay không cho Chúa ăn khi Ngài đói, cho uống khi Ngài khát, tiếp rước khi Ngài là khách lạ, đã cho mặc khi Ngài trần truồng, đã thăm nom khi Ngài đau yếu, đã đến thăm khi Ngài ngồi tù. Người công chính cũng như người không công chính đều ngạc nhiên khi nghe Chúa nói như thế: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù mà đến thăm đâu?” Và Chúa đã trả lời cho cả người có thực hành và người không thực hành những điều đó như sau: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé  nhỏ nhất của Ta đây, là các người đã làm cho chính Ta vậy”( xem Mt.25:31-36). Như thế, Chúa cũng là người anh em của chúng ta, đặc biệt là những người anh em đói khát, trần truồng, khách lạ, người ốm đau, tù đày...                      
                
Chúa không căn cứ vào việc chúng ta tuyên xưng Ngài là Đấng nào, nhưng dựa vào cuộc sống đức tin của con người, dựa vào việc thực hiện những gì Ngài truyền dạy là mến Chúa yêu người, yêu tha nhân như chính mình, yêu như Chúa yêu chúng ta.

Chúng ta đã thực sự tin tưởng chọn Chúa Giêsu làm cứu cánh, làm lý tưởng cho cuộc sống của mình hay còn bán tín bán nghi. Khi thành đạt, con người tự cho đó là do công trạng, tài năng, sức lực của mình, nhưng khi khó khăn xảy đến, không còn biết dựa vào đâu, chúng ta mới chạy đến với Ngài. Có khi chúng ta tuyên xưng Chúa Kitô để nhằm mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình: được lên thiên đàng, khỏi phải xuống hỏa ngục.

Chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu bằng hình thức bên ngoài hơn là bằng con tim yêu mến. Chúng ta tuyên xưng chính chúng ta hơn là tuyên xưng Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã có lần khiển trách: Dân này thờ Ta bằng môi miệng nhưng lòng chúng thì xa Ta. Ngài cũng đã khiển trách các kinh sư và người Pharisiêu là những người chuộng hình thức, giả hình: Họ là những người “ngồi trên tòa ông Môsê mà giảng dạy... Họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không động ngón tay vào. Họ làm mọi việc cốt để thiên hạ thấy. Quả vậy,họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. Họ ưa ngồi chỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi nơi công cộng và được thiên hạ gọi là ‘ráp-bi’”( Mt, 23: 2-6)

Những khác biệt mà Chúa đã muốn đặt giữa những chi thể trong Thân Thể của Người là để phục vụ cho sự hiệp nhất và sứ mạng của Hội Thánh. “Trong Hội Thánh có nhiều tác vụ khác nhau nhưng đều cùng chung một sứ mạng. Chúa Kitô đã trao phó cho các Tông đồ và những người kế nhiệm các ngài nhiệm vụ nhân danh và lấy quyền của Người mà giảng dạy, thánh hóa và cai quản. Còn phần gíao dân, vì họ tham dự thực sự vào  nhiệm vụ tư tế, tiên tri và vương giả của Chúa Kitô, nên họ cũng đảm nhận phần việc của mình trong sứ mạng chung của toàn Dân Thiên Chúa, trong Hội Thánh và ở giữa trần gian”. (GLCG số 873

Nhiệm vụ của các thành phần trong Giáo Hội ngày nay là tuyên xưng, làm chứng về Chúa Giêsu bằng chính niềm tin và cuộc sống của mình, để qua đó, người ta nhận biết Chúa Giêsu là ai.

Có lẽ ngày nay, đối với những người mang danh Kitô hữu, Chúa Giêsu không còn cần phải hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai” nữa, nhưng Ngài lại hỏi: Còn anh em, anh em bảo mình là ai?
 
Bài đọc 1 : (Is 22:19-23). Bài đọc 2 : ( Rm 11: 33-36). Tin Mừng: ( Mt 16:13-20)

Sau khi nghe các môn đệ cho biết người ta bảo Ngài là “ông Gioan Tẩy Giả, Kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ”, Chúa Giêsu mới hỏi các môn đệ: “ Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? “ Đó cũng là câu hỏi đặt ra cho mỗi người Kitô hữu hôm nay.

Ngày xưa, được Chúa Cha linh ứng, ông Phêrô đã tuyên xưng: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Ngắn gọn chỉ có thế, nhưng lại được Thầy khen: “Này anh Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.”

Nhận thức của ông Phêrô về Chúa Giêsu không phải do sự hiểu biết của ông, nhưng là nhờ Cha của Thầy Giêsu mặc khải cho ông. Nhưng tại sao Chúa Cha không mặc khải cho ai khác lại chỉ mặc khải cho ông Phêrô? Đó là việc Thiên Chúa làm như lời thánh Phalô đã viết trong thư gửi tín hữu Rôma: “Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người ai dò cho thấu! Đường lối của Người, ai theo dõi được! Thật vậy, ai đã biết tư tưởng của Chúa? Ai đã làm cố vấn cho Người? Ai đã cho Người trước để Người phải trả lại sau? Vì muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn tại và quy hướng về Người.” ( Rm 11:33-36)

Và cũng qua lời tuyên xưng của ông Phêrô, Chúa cắt cử ông một nhiệm vụ quan trọng cho tương lai: “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.” ( Xem Mt. 16: 13-20)

Như thế, Chúa Giêsu còn là Đấng sáng lập Hội Thánh mà Ngài là đầu và tất cả là chi thể trong thân thể ấy. Hội thánh ấy vừa ở trần thế và ở trên trời, nhưng có một mối liên hệ mật thiết, “vừa hữu hình vừa thiêng liêng, vừa là một xã hội có phẩm trật vừa là Nhiệm Thể Đức Kitô. Hội Thánh duy nhất hợp thành bởi hai yếu tố: nhân loại và thần linh” ( GL số79). Hội Thánh mà Chúa Giêsu thiết lập trên tảng đá Phêrô là Dân Thiên Chúa, là Thân Thể của Đức Kitô, là Đền thờ của Chúa Thánh Thần.

Ngày nay, được học Giáo lý, chúng ta còn biết nhiều hơn các môn đệ xưa kia. Chúng ta vẫn tuyên xưng: “Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi thiên Chúa, Ánh sáng bởi Ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha: nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Người đã từ trời xuống thế, bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người. Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha, và Người lại đến trong vinh quang. Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô; Người chịu khổ hình và mai táng, ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh, để phán xét kẻ sống và kẻ chết, Nước Người sẽ không bao giờ cùng”. ( Kinh Tin Kính).

Chúa Giêsu còn là Ánh sáng thế gian, là đường là sự thật và là sự sống, là chủ vườn nho...,và Ngài còn là một nhân vật ẩn hiện sống cận kề bên cạnh chúng ta, đó là tha nhân, là người anh em chúng ta.

Tiêu chuẩn để Chúa phán xét người công chính và người không công chính,là dựa trên việc cho hay không cho Chúa ăn khi Ngài đói, cho uống khi Ngài khát, tiếp rước khi Ngài là khách lạ, đã cho mặc khi Ngài trần truồng, đã thăm nom khi Ngài đau yếu, đã đến thăm khi Ngài ngồi tù. Người công chính cũng như người không công chính đều ngạc nhiên khi nghe Chúa nói như thế: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù mà đến thăm đâu?” Và Chúa đã trả lời cho cả người có thực hành và người không thực hành những điều đó như sau: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các người đã làm cho chính Ta vậy”( xem Mt.25:31-36). Như thế, Chúa cũng là người anh em của chúng ta, đặc biệt là những người anh em đói khát, trần truồng, khách lạ, người ốm đau, tù đày...

Chúa không căn cứ vào việc chúng ta tuyên xưng Ngài là Đấng nào, nhưng dựa vào cuộc sống đức tin của con người, dựa vào việc thực hiện những gì Ngài truyền dạy là mến Chúa yêu người, yêu tha nhân như chính mình, yêu như Chúa yêu chúng ta.

Chúng ta đã thực sự tin tưởng chọn Chúa Giêsu làm cứu cánh, làm lý tưởng cho cuộc sống của mình hay còn bán tín bán nghi. Khi thành đạt, con người tự cho đó là do công trạng, tài năng, sức lực của mình, nhưng khi khó khăn xảy đến, không còn biết dựa vào đâu, chúng ta mới chạy đến với Ngài. Có khi chúng ta tuyên xưng Chúa Kitô để nhằm mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình: được lên thiên đàng, khỏi phải xuống hỏa ngục.

Chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu bằng hình thức bên ngoài hơn là bằng con tim yêu mến. Chúng ta tuyên xưng chính chúng ta hơn là tuyên xưng Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã có lần khiển trách: Dân này thờ Ta bằng môi miệng nhưng lòng chúng thì xa Ta. Ngài cũng đã khiển trách các kinh sư và người Pharisiêu là những người chuộng hình thức, giả hình: Họ là những người “ngồi trên tòa ông Môsê mà giảng dạy... Họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không động ngón tay vào. Họ làm mọi việc cốt để thiên hạ thấy. Quả vậy,họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. Họ ưa ngồi chỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi nơi công cộng và được thiên hạ gọi là ‘ráp-bi’”( Mt, 23: 2-6)

Những khác biệt mà Chúa đã muốn đặt giữa những chi thể trong Thân Thể của Người là để phục vụ cho sự hiệp nhất và sứ mạng của Hội Thánh. “Trong Hội Thánh có nhiều tác vụ khác nhau nhưng đều cùng chung một sứ mạng. Chúa Kitô đã trao phó cho các Tông đồ và những người kế nhiệm các ngài nhiệm vụ nhân danh và lấy quyền của Người mà giảng dạy, thánh hóa và cai quản. Còn phần gíao dân, vì họ tham dự thực sự vào nhiệm vụ tư tế, tiên tri và vương giả của Chúa Kitô, nên họ cũng đảm nhận phần việc của mình trong sứ mạng chung của toàn Dân Thiên Chúa, trong Hội Thánh và ở giữa trần gian”. (GLCG số 873

Nhiệm vụ của các thành phần trong Giáo Hội ngày nay là tuyên xưng, làm chứng về Chúa Giêsu bằng chính niềm tin và cuộc sống của mình, để qua đó, người ta nhận biết Chúa Giêsu là ai.

Có lẽ ngày nay, đối với những người mang danh Kitô hữu, Chúa Giêsu không còn cần phải hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai” nữa, nhưng Ngài lại hỏi: Còn anh em, anh em bảo mình là ai?

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT