Thế Giới

Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc sang Trung Đông chạy qua Ninh Hạ

Tuesday, 20/03/2018 - 07:56:27

Di sản Hồi giáo của Ninh Hạ là điều đem lại lợi nhuận cho khu vực ở miền tây bắc Trung Quốc. Ở đó có hơn 400 thánh đường Hồi Giáo, và các trường Hồi Giáo do chính phủ điều hành đã đào tạo ra được 7,000 giáo sĩ imam.


Phụ nữ Trung Hoa theo đạo Hồi đang chia sẻ bữa ăn lễ Ramadan tại một ngôi đền ở miền Ninh Hạ. (Hong Wu/ Getty Images)

Hàng tỷ Mỹ kim trong vốn đầu tư của Ả Rập-Trung Quốc chạy xuyên qua khu vực Ninh Hạ, chặng đầu tiên trên Con Đường Tơ Lụa Mới nối Trung Quốc với Trung Đông.

Di sản Hồi giáo của Ninh Hạ là điều đem lại lợi nhuận cho khu vực ở miền tây bắc Trung Quốc. Ở đó có hơn 400 thánh đường Hồi Giáo, và các trường Hồi Giáo do chính phủ điều hành đã đào tạo ra được 7,000 giáo sĩ imam.

Ninh Hạ là nơi có mức tập trung cao nhất gồm 11 triệu người Hồi tộc ở Trung Quốc. Họ là nhóm tín đồ Hồi Giáo đông nhất trong nước này, và lớn vào hàng thứ nhì trong số 55 sắc dân thiểu số được Trung Quốc chính thức công nhận.

Họ là hậu duệ của các thương gia Ả Rập và Ba Tư đi sang Trung Quốc vào thế kỷ thứ bảy, kết hôn với các phụ nữ Trung Hoa địa phương, và cho Đạo Hồi đâm rễ trong lòng quốc gia này.

Số người Hồi ở Ninh Hạ, chiếm khoảng một phần ba dân số ở nơi đây, đã tạo ra mối liên kết rộng rãi giữa Bắc Kinh với các quốc gia Hồi giáo, thông qua tín ngưỡng, lương thực, hoặc tài chính.

Giờ đây mối quan hệ mật thiết của họ với Con Đường Tơ Lụa lịch sử đã đặt họ vào trung tâm của một cuộc tái cân bằng những mối quan hệ toàn cầu đang diễn ra, và cũng có thể tái định hình Trung Đông và ngành năng lượng quan trọng của khu vực này.

Việc Trung Quốc làm hồi sinh các lộ tuyến thương mại cổ đại của họ tới Trung Đông đang đưa các nhà máy lọc dầu, các mỏ, nhà máy, cửa hàng, và các cơ sở giáo dục đến các nước trong khu vực ấy. Đó là một phần của sáng kiến thương mại Vành Đai và Con Đường trị giá cả ngàn tỉ Mỹ kim.

Trong hồi đầu tiên, việc ve vãn thế giới Ả Rập này bắt đầu ở Ninh Hạ, đặc biệt trong kỳ Triển Lãm Các Quốc Gia Trung Quốc-Ả Rập, với sự tham dự của các nguyên thủ quốc gia Trung Đông, các quan chức cao cấp của chính phủ Trung Quốc, và đông đảo các nhà kinh doanh và ký giả.

Các nước Ả Rập không có cuộc triển lãm tương đương với Hoa Kỳ hoặc Âu Châu. Điều này đem lại cho các cơ sở kinh doanh Trung Quốc một diễn đàn vô song để tiếp xúc với Trung Đông. Nhiều thỏa thuận được ký kết, và đó là một khối lượng gây kinh ngạc.

Trong tháng Chín, hơn 250 hợp đồng trị giá ít nhất là $28.5 tỷ Mỹ kim đã được ký kết với các nước như Jordan và Ai Cập, trong lúc hơn 1,000 công ty từ 47 quốc gia tề tựu để giới thiệu các mối quan hệ hợp tác và các dịch vụ.

Ngay cả trước đó, 876 hợp đồng trị giá $68.4 tỷ đã được ký kết tại Ninh Hạ từ năm 2010.
Trung Quốc đang chế tạo các tàu hỏa cao tốc ở Ai Cập – cũng là một điểm nóng được ưa thích bởi các nước khác – các khu công viên kỹ nghệ, và thậm chí một thủ phủ hành chánh mới, chưa được đặt tên, thay thế Cairo. Những thỏa thuận này trị giá $15 tỷ Mỹ kim.

Các cơ sở kinh doanh Ả Rập cũng háo hức muốn đi vào thị trường Trung Quốc. Elie Kazzi, nhà kinh doanh người Lebanon và là giám đốc xuất cảng của công tyc Al Kazzi Nuts, nói, “Nếu một phần trăm dân chúng Trung Quốc ăn các loại hạt nut của chúng tôi, chúng tôi sẽ không thể bán ở bất cứ nơi nào khác.”
Điều đó không chỉ tốt cho các cơ sở kinh doanh. Trên lý thuyết, những khoản đầu tư Vành Đai và Con Đường thậm chí có thể góp phần tạo ra sự ổn định ở Trung Đông.

Danh sách các quốc gia đã ký vào Vành Đai và Con Đường, trong số đó có nhiều nước là những kẻ thâm thù với nhau. Iran và Saudi Arabia, Israel và Palestine.

Những động thái của Trung Quốc để bảo đảm an ninh năng lượng thông qua những khoản đầu tư vào các công ty dầu mỏ ở cả Saudi Arabia lẫn Iran đều là không bình thường, vì họ là kẻ thù với nhau.
Ở bên trong Trung Quốc, Con Đường Tơ Lụa Mới không những là về hoạt động kinh doanh lớn, các chính phủ và ngành năng lượng, mà còn là về những nhà kinh doanh nhỏ: các nhà buôn, thương gia và nhà sản xuất.
Và hàng ngàn người trong số họ từ thế giới Ả Rập và từ những nơi khác cũng đi đến một vùng khác của nước này, nơi giành được danh tiếng là Tiểu Ả Rập của Trung Quốc: Yiwu, dọc duyên hải miền nam của tỉnh Chiết Giang.Thành Phố Thương Mại Quốc Tế Yiwu, một thị trường lớn nhất thế giới trong lãnh vực cung cấp hàng hóa nhỏ dành cho nhiều cửa hàng $1 trên khắp thế giới, có được những sản phẩm từ những món đồ chơi mềm cho tới bong bóng và đồ nữ trang giả.

 

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT