Tiêu Thụ

Cordless Phones: Những rủi ro cho sức khỏe

Friday, 23/03/2018 - 08:11:57

Câu trả lời đơn giản là: Nên dùng điện thoại nhà để gọi đi (outgoing calls) hoặc phải nói chuyện lâu giờ. Tuy nhiên, cũng không thể nói chung chung như vậy, vì điện thoại nhà bây giờ có nhiều kiểu, có thứ vô hại, thứ khác thì nguy hại chẳng kém gì... Cell Phone!

 

Bài ERIC TRẦN
Chúng ta đã nói đến những nguy hại tiềm tàng mà một cái Cell Phone (điện thoại di động) có thể mang lại, và chúng ta cũng nói đến những biện pháp có thể áp dụng để làm giảm mối lo về những nguy hại đó. Một câu hỏi rất đáng được đặt ra là: Khi ra khỏi nhà thì muốn liên lạc đương nhiên phải dùng Cell Phone, nhưng lúc ở nhà, có nên dùng Cell Phone không? Hay chỉ nên dùng điện thoại nhà (Home Phone)?

Câu trả lời đơn giản là: Nên dùng điện thoại nhà để gọi đi (outgoing calls) hoặc phải nói chuyện lâu giờ. Tuy nhiên, cũng không thể nói chung chung như vậy, vì điện thoại nhà bây giờ có nhiều kiểu, có thứ vô hại, thứ khác thì nguy hại chẳng kém gì... Cell Phone!

Điện thoại nhà, như trước đây đã nói, có hai loại: Lâu đời nhất là những cái phones có dây nối vào lỗ cắm trong tường, gọi là Corded Phones; Sự bất tiện của những cái dây kéo đã trở thành nguồn cảm hứng khiến các nhà khoa học phát minh ra “điện thoại cắt đuôi” (Cordless Phones), để người ta có thể ung dung cầm cái điện thoại đi chung quanh nhà nói chuyện cho thoải mái. Tuy không thể mang cordless phone đi xa, nhưng cắt được cái đuôi lòng thòng đằng sau cũng là tiện lắm rồi, nên bây giờ nói tới phone nhà, chúng ta thường hình dung ra Cordless Phones. Nhưng đáng tiếc thay, chính những cái Cordless Phones tiện lợi này cũng mang lại rủi ro cho sức khỏe người sử dụng, không thua gì Cell Phones (Wireless Phones), hoặc nguy hại hơn cả Cell Phones nữa.

Cordless Phones: Nguy hại do đâu?

Cũng như Cell Phones, những “đứa em tân thời” của nó, Cordless Phones hoạt động được là do sóng vô tuyến điện nối kết căn-cứ-địa (base) với cái máy nói chúng ta cầm nơi tay. Căn-cứ-địa là gì? Ở đâu ra? Đó chính là cái máy chủ đặt “chết” trên mặt bàn, có dây nối vào một lỗ cắm phone trên tường. Gọi là căn cứ địa là vì âm thanh từ người bên kia chuyền vào đây, rồi từ đây bắn vào những cái handset (bộ phận cầm nơi tay) qua sóng vô tuyến điện (Radiation Frequency, RF). Đối với cell phones thì “căn cứ địa” là những cái tháp truyền sóng (cell tower) bao quát một vùng rộng lớn, dựng ngoài trời, cách xa nhà, ở một chỗ nào đó chẳng ai cần biết tới.

Theo nhận xét của các tổ chức bảo vệ giới tiêu thụ, Cordless phones nguy hại không thua Cell phones là vì cũng phải dùng tới RF, mà còn nguy hại hơn Cell phones là vì căn cứ địa nằm ngay trong nhà, sát sườn với chúng ta hơn. Oái oăm một điều là RF tác động không những khi chúng ta đang dùng phones nói chuyện, mà cả khi không dùng phones cũng vẫn bị ảnh hưởng.

Vì thế, những phương cách tự bảo vệ mà chúng ta đã nói về Cell Phones trước đây cũng phải được áp dụng cho Cordless Phones. Nguyên tắc chung là “đừng áp sát cordless phones vào thân thể mình,” từ đó chúng ta có thể suy ra những phương thức an toàn cụ thể như sau:

1. Khoảng cách ít nhất 6 inches: Giữ khoảng cách tối thiểu giữa cơ thể người sử dụng và cái cordless phone là 6 inches (chừng 15 centimeters) bằng cách mở Speaker (loa phát tiếng nói ra ngoài) để cách ly phone khỏi thân thể. Nếu câu chuyện có tính cách riêng tư (private), không muốn người ngoài nghe được thì dùng dây dẫn âm thanh (headset). Ngay cả khi dùng dây dẫn âm thanh, bạn vẫn nên tháo dây dẫn ra khỏi tai, khỏi đầu trong lúc không sử dụng phone.

2. Đừng bao giờ giữ điện thoại trong túi áo hoặc túi quần, là những nơi áp sát thân thể của bạn. Tuyệt đối không ngủ quên với cái phone còn đặt trên ngực, mà phải giữ nó ở một nơi cách xa.

3. Tránh dùng Phone khi quá xa máy chủ (base). Bởi vì khi đi xa, sóng sẽ yếu (weak signal), và RF phát ra nhiều hơn để có thể duy trì được sự kết nối.

4. Cố gắng cắt ngắn cuộc nói chuyện

5. Hạn chế tới mức tối đa việc cho trẻ em sử dụng phones.

6. Khi không sử dụng, thì ngắt điện bằng cách rút Power Cable ra khỏi lỗ cắm điện.
Biện pháp bảo vệ tốt nhất…
Nhưng biện pháp bảo vệ tốt nhất vẫn là dùng điện thoại truyền thống, có dây nối vào đuôi bộ phận cầm tay (handset). Điện thoại nối dây (corded phones, wired phones) này mới thực là an toàn, mặc dầu có hơi bất tiện vì cái dây nối vào đuôi, đi đến đâu phải kéo lê đến đó. Nhưng chính cái dây mới là yếu tố cứu nguy, nhờ nó mà hệ thống điện thoại không phải nhờ đến RF để truyền âm nữa.
Có điều là kiểu điện thoại cổ lỗ sĩ này gần như đã tuyệt tích. Tìm lại được nó kể ra hơi khó. Nhưng nếu là người ngồi làm việc tại chỗ chủ yếu qua điện thoại (như customer service) thì dù khó thế nào bạn cũng phải cố tìm ra cho ra. Làm ngay đi trước khi bản thân mình biến thành một con số trên bảng thống kê những người bị RF tác hại.

Erictran216@yahoo.com

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT