Thế Giới

Đám cưới đầu tiên ở Nam Cực

Monday, 17/07/2017 - 09:54:31

Có tổng cộng 20 người tham gia đám cưới hiếm hoi này. Cặp uyên ương đã quen nhau 11 năm, đính hôn năm 2014, trước khi quyết định “trao vòng định mệnh.”


Áo cưới của cô dâu được may cắt từ vải lều màu cam ở trạm nghiên cứu Anh. (Hình: PA)


Một đám cưới có thể được xem là đầu tiên từ trước đến nay đã diễn ra ở Nam Cực, khi hai hướng dẫn viên du lịch người Anh quyết định tổ chức lễ cưới chính thức ở vùng cực này, tại lãnh thổ do Anh quản lý có tên BAT. Vào cuối tuần qua anh Tom Sylvester, 35 tuổi, và cô Julie Baum, 34 tuổi, đã tiến hành hôn lễ ở trạm nghiên cứu Rothera Research Station trên đảo Adelaide Island, nằm về phía tây của Nam Cực.
Một túp lều đã được dựng lên trong dịp này. Cô dâu mặc váy màu cam đậm, được may cắt từ vải căng lều, còn nhẫn cưới của hai người được chế tạo tại phòng máy của trạm nghiên cứu, hình ảnh được chụp và buổi lễ diễn ra trong lúc nhiệt độ là âm 9 độ C bên ngoài.
Chú rể Sylvester nói, “Nam Cực là nơi rất đẹp và chúng tôi có được những người bạn tuyệt vời nơi đây, chúng tôi từng mơ sẽ có lễ cưới nhỏ bé và cá nhân, nhưng chưa bao giờ chúng tôi tưởng tượng lại có thể làm đám cưới với nhau ở nơi xa xôi như Nam Cực.”
Có tổng cộng 20 người tham gia đám cưới hiếm hoi này. Cặp uyên ương đã quen nhau 11 năm, đính hôn năm 2014, trước khi quyết định “trao vòng định mệnh.”

Ấn Độ: Tổng thống mới có thể là ai?
Lần đầu tiên một thành viên của giai cấp thấp hèn và bị bạc đãi nhất trong xã hội Ấn Độ có thể trở thành tổng thống của xứ này. Đó là ông Ram Nath Kovind, lãnh đạo tỉnh bang Bihar. Trong tháng Sáu, tên của ông đã được chính phủ Ấn Độ đề ra như là một ứng cử viên, được chính Thủ Tướng Narendra Modi đề nghị nằm trong danh sách bỏ phiếu để trở thành Tổng Thống Ấn Độ.
Từ nhiều năm qua, thành phần cùng đinh trong xã hội Ấn Độ, gọi là giai cấp Dalit, được chú ý nhiều hơn. Tuy nhiệm vụ của một tổng thống Ấn Độ, cũng giống như nhiều quốc gia Châu Âu, chỉ có tính cách lễ nghi, nhưng trở thành tổng thống một quốc gia trên 1 tỉ dân bao giờ cũng là một trọng trách lớn lao.
Hơn 1,000 người sẽ bỏ phiếu kín để chọn một tân tổng thống với nhiệm kỳ 5 năm. Năm nay 71 tuổi, ông Kovind đã được nhiều giới chính trị của các đảng phái trong nước ủng hộ.

Nga đòi Mỹ trả lại hai tòa nhà bị tịch thu
Chính phủ Nga đã lên tiếng đòi Hoa Kỳ phải trả lại cho họ hai tòa nhà vốn bị Mỹ tịch thu trong năm 2016. Phát ngôn viên chính phủ Nga Dmitry Peskov nói, “Thật không sao chấp nhận được là Hoa Kỳ lại đặt ra điều kiện để trả lại hai tòa nhà nói trên.”
Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov nói thẳng là “chuyện này giống như ăn cướp giữa ban ngày vậy.”
Vào tháng 12 năm ngoái, chính phủ Mỹ đã trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga và đóng cửa hai tòa nhà của Nga, vì tố cáo Nga có liên hệ đến chuyện bầu cử ở Hoa Kỳ trong năm 2016.
Trong ngày thứ Hai, Thứ Trưởng Ngoại Giao Thomas Shannon tiếp Thứ Trưởng Nga Sergei Ryabkov ở Hoa Thịnh Đốn, và người ta cho là chủ đề của hai viên chức này chắc chắn có liên hệ đến vụ hai tòa nhà.
Lẽ ra cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong tháng Sáu, nhưng bị dời lại vì Mỹ lại đưa thêm 38 cá nhân và các công ty vào danh sách bị trừng phạt, vì các hoạt động phá rối của nga ở Ukraine.

Âu Châu ngưng bán thuyền cao su cho Libya
Các Ngoại Trưởng của khối Liên Hiệp EU đã đồng ý sẽ giới hạn mạnh số tàu thuyền bằng cao su và động cơ tàu các loại bán cho Libya, trong nỗ lực ngăn chận dòng người nhập cư bất hợp pháp vào Âu Châu trong năm nay. Trong tuyên bố hôm thứ Hai, khối EU cho biết lệnh cấm này sẽ không ảnh hưởng gì đến các doanh nghiệp hợp pháp của Libya, thí dụ như nền công nghiệp đánh bắt cá của xứ này.
Người ta không rõ EU sẽ có biện pháp kiểm soát hiệu quả nào hầu ngăn chận số tàu thuyền bằng cao su này dến tay những kẻ không được quyền khai thác. Cùng lúc thì Lục Xâm Bảo cũng lên tiếng cảnh báo là các quỹ tài trợ của EU có thể sẽ dùng vào việc giúp đưa các thuyền nhân bất hợp pháo vào các trại tập trung ở Libya.
Libya là quốc gia hầu như không có luật pháp và các băng đảng buôn người Libya hoạt động mạnh nhằm đưa người vượt biển. Libya chính là một trong các điểm xuất phát lớn của dòng nhập cư lậu vào Châu Âu.

Nam Hàn: Tổng thống muốn đàm phán với Bắc Hàn
Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in đã lên tiếng đề nghị đàm phán, nhằm làm giảm bớt bầu không khí căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và giúp các gia đình bị chia ly từ cuộc chiến 1950-1953 có thể đoàn tụ lại, vì thời gian không còn nhiều cho họ. Nếu đàm phán diễn ra thì đây là lần đầu tiên kể từ năm 2015, hai bên mới ngồi vào bàn thương thuyết với nhau.
Nhưng hiện nay người ta chưa rõ đề nghị này có được đáp ứng hay không vì Bắc Hàn tỏ ra không tin kế hoạch của ông Moon. Đó là chưa kể nhiều giới chính trị của Nam Hàn e ngại là cố gắng như thế của ông Moon có thể làm suy yếu áp lực quốc tế nhắm vào Bắc Hàn.
Vị Tổng Thống tiền nhiệm của ông Moon là bà Park Geun-hye đã tỏ ra cứng rắn với Bắc Hàn hơn ông Moon. Bộ Quốc Phòng Nam Hàn đề nghị hai bên sẽ nói chuyện trong vùng phi quân sự của ranh giới hai miền nhằm “tránh gia tăng căng thẳng thêm.”

Úc: Quân đội thêm trách nhiệm chống khủng bố
Để đối phó với tệ nạn hăm dọa khủng bố trong nội địa, giới quân sự Úc sẽ được giao trọng trách nặng thêm. Chính các thay đổi về luật an ninh quốc gia của chính phủ là nỗ lực nhằm chống lại đe dọa về khủng bố ở Úc. Trong các luật mới, quân đội Úc sẽ được diều động rất nhanh chóng nhằm hỗ trợ cho lực lượng cảnh sát mỗi khi có de dọa diễn ra.
Sở dĩ có chuyện này là do có nhiều chỉ trích là “cảnh sát Úc thường đợi cho đến khi tình huống trở nên vuột khỏi tầm kiểm soát mới chịu gọi cầu cứu dến lực lượng quân dội.”
Một thí dụ điển hình là chuyện một quán ca phê Úc đã bị bao vây tấn công vào năm 2014 ở Sydney. Hai con tin cũng như tên sát thủ đã chết trong vụ này, vốn bị nhiều người phê phán nặng nề là “cảnh sát đến hiện trường quá chậm.”
Theo luật mới thì quân đội Úc sẽ giúp huấn luyện thêm cho cảnh sát Úc về cách thức chống khủng bố.

Afghanistan: Dân chết trong chiến trận dâng cao
Một bản phúc trình của Liên Hiệp Quốc đã kết án các nhóm khủng bố là thủ phạm trong các vụ tấn công, khiến con số thường dân Afghanistan tử thương trong sáu tháng đầu năm nay lên đến 1,662 người. Có nhiều phụ nữ và trẻ em nằm trong số thường dân Afghanistan bị sát hại từ tháng một đến tháng sáu năm nay.
Ông Tadamichi Yamamoto, đại diện cho Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc ở chiến trường Afghanistan, nhận xét, “Cái giá về nhân mạng trong trận chiến bẩn thỉu này, kể cả sự thống khổ và tàn phá vật chất, là quá cao, má nhóm phiến quân phải chịu trách nhiệm lớn vì loại bom cải tiến IEDs của họ.”
Một xe tải cài bom đã phát nổ ở ngay trung tâm thủ đô Kabul vào ngày 31 tháng 5, giết chết ít nhất 90 người, đó là vụ tấn công khủng bố gây thiệt hại về nhân mạng cao nhất kể từ khi cuộc chiến khởi sự vào năm 2001. Con số phụ nữ Afghanistan bị giết đã tăng thêm 23%, bao gồm 174 người chết và 462 người bị thương.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT