Thế Giới

Đất hiếm có thể là mặt trận tiếp theo trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Đây là những gì bạn cần biết

Sunday, 02/06/2019 - 09:22:15

Và vị thế của Bắc Kinh đối với ngành công nghiệp này đang suy yếu khi chính phủ đàn áp các hoạt động khai thác bất hợp pháp hoặc mang rủi ro môi trường, những điều mang lại lợi thế về giá cho Trung Quốc trong quá khứ.


Khoáng chất từ đất hiếm được dùng trong hầu hết máy điện tử thời nay. (Sean Gallup/Getty Images)

Khi cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc leo thang, Bắc Kinh có thể đang chuẩn bị dùng đến một quân bài mới: kiểm soát các khoáng sản đất hiếm.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc trong tuần này đã đưa ra một cảnh báo cho Hoa Kỳ rằng họ cũng có quyền lực đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều đó phù hợp với một mối đe dọa tiềm ẩn về đất hiếm, trong đó Trung Quốc là nhà xuất khẩu lớn, thông tin được đưa ra từ cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của chính phủ Trung Quốc.

Đây là những gì bạn cần biết về đất hiếm và cách chúng có thể tham gia vào cuộc chiến thương mại.
Đất hiếm là gì?

Đất hiếm là tên gọi chung để đề cập đến 17 khoáng chất có tính chất từ tính và dẫn điện giúp cung cấp năng lượng cho hầu hết các thiết bị điện tử. Chúng rất quan trọng đối với việc sản xuất điện thoại thông minh, máy tính bảng và loa thông minh.

Chúng không thực sự "hiếm," và có thể được tìm thấy ở các quốc gia khác - gồm cả Hoa Kỳ. Nhưng họ khó khai thác an toàn.

Khoảng một phần ba lượng đất hiếm trên thế giới được tìm thấy ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nước này kiểm soát hơn 90% sản lượng cung cấp trên thế giới, theo Khảo Sát Địa Chất Hoa Kỳ, một phần do chi phí lao động thấp hơn và các quy định môi trường ít nghiêm ngặt hơn tại Trung Quốc.
Ngoài việc sử dụng trong các thiết bị điện tử, đất hiếm là thành phần thiết yếu được sử dụng trong nhiều hệ thống vũ khí quan trọng cho an ninh quốc gia của Mỹ.

Trong đó bao gồm các hệ thống như laser, radar, sonar, hệ thống quan sát ban đêm, đường dẫn tên lửa, động cơ phản lực và hợp kim cho xe bọc thép, theo báo cáo của Ngũ Giác Đài chuẩn bị cho Tổng Thống Donald Trump năm ngoái.
    "Trung Quốc đã dùng chiến lược hạ giá để đưa đất hiếm của mình tràn ngập thị trường toàn cầu, đẩy các đối thủ cạnh tranh và ngăn cản những người tham gia thị trường mới," báo cáo cho biết.
Cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc trong tuần qua báo hiệu sự sẵn sàng của Bắc Kinh trong việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm giữa cuộc chiến thương mại.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đưa ra bình luận mới với lời cảnh cáo “nổ” dành cho Hoa Kỳ rằng: "Đừng nói chúng tôi đã không cảnh cáo trước với bạn."

Nhật báo Nhân dân, tờ báo của Đảng Cộng Sản cầm quyền Trung Quốc, viết: “Hiện tại, Hoa Kỳ hoàn toàn đánh giá quá cao khả năng kiểm soát chuỗi cung ứng toàn cầu của mình, và đó sẽ là cú tự tát vào mặt vì sự tự mãn của họ.”

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng đây chỉ là trò "hù dọa" mà không phải lần đầu Bắc Kinh áp dụng. Vào năm 2010, khi Đông Kinh và Bắc Kinh gặp căng thẳng vì tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông, Trung Quốc tìm cách hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật bằng cách đặt hạn ngạch, siết việc cấp phép và tăng thuế. Tuy nhiên, biện pháp trừng phạt đó chỉ được kéo dài trong 6 tháng, do Bắc Kinh nhận thấy rằng, đây là một giải pháp lợi bất cập hại. Trong một thế giới toàn cầu hóa, mà ở đó chuỗi cung ứng của các nền kinh tế thế giới ràng buộc lẫn nhau, ngưng cung cấp đất hiếm cho Nhật Bản khiến dây chuyển sản xuất của bản thân Trung Quốc bị chựng lại.
Với lời hù dọa, cảnh cáo từ Bắc Kinh, giá cổ phiếu của các công ty đất hiếm đã tiếp tục tăng vọt, vì người ta tiên liệu các công ty trên thế giới sẽ gia tăng khai thác, cung cấp đất hiếm và có lợi nhuận cao.
Trung Quốc cung cấp 80% tổng số khoáng sản đất hiếm được Hoa Kỳ nhập khẩu từ năm 2014 đến 2017, theo Khảo Sát Địa Chất Hoa Kỳ.

Điều đó có nghĩa là đất hiếm có tiềm năng trở thành một con bài thương lượng mạnh mẽ trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể không có nhiều đòn bẩy như họ nghĩ.
Mỹ duy trì kho dự trữ nhiều vật liệu đất hiếm, nhất là những vật liệu được sử dụng trong ngành công nghiệp quốc phòng.

Và vị thế của Bắc Kinh đối với ngành công nghiệp này đang suy yếu khi chính phủ đàn áp các hoạt động khai thác bất hợp pháp hoặc mang rủi ro môi trường, những điều mang lại lợi thế về giá cho Trung Quốc trong quá khứ.

Đất nước này cũng đã sẵn sàng trở thành nhà nhập khẩu ròng của đất hiếm vào năm 2025 vì có vẻ như sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ của riêng mình. Điều đó có thể khiến Bắc Kinh ngần ngại thúc đẩy giá cả toàn cầu, vì sợ rằng nó sẽ tạo tiền lệ sử dụng đất hiếm làm công cụ chính trị.



Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT