Thế Giới

Đạt Lai Lạt Ma nói tái sinh không dành cho ngài

Tuesday, 23/12/2014 - 08:12:20

Với lời tuyên bố không tái sinh trở lại, hầu như chắc chắn ngài muốn ngăn chặn chính phủ Trung Quốc can thiệp vào tiến trình này vì mục đích chính trị.

Đức Đạt Lat Lạt Ma tại Đức tháng Năm 2014. (Getty Images)

 

Các Phật tử Tây Tạng tin rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị có thẩm quyền tinh thần cao nhất của tôn giáo này, được tái sinh trong một dòng hóa kiếp liên tục suốt nhiều thế kỷ. Nhưng đức đương kim Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ngài có thể là người cuối cùng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma, năm nay 79 tuổi, là nhân vật từng nhận giải Nobel Hòa Bình. Trong một cuộc phỏng vấn của đài BBC tuần qua, ngài nói rằng nói có thể ngài không đầu thai tái sinh sau khi ngài viên tịch.
Ngài nói, “Không có gì bảo đảm rằng một Đạt Lai Lạt Ma khờ khạo nào đó sẽ xuất hiện kế tiếp, vị này sẽ làm ô nhục chính mình. Điều đó sẽ rất đáng buồn. Vì vậy, điều tốt hơn nhiều là một truyền thống hàng bao thế kỷ nên chấm dứt vào thời của một Đạt Lai Lạt Ma được nhiều người mến chuộng.”
Phật Giáo Tây Tạng dạy rằng sau khi chết, hầu như ai trong chúng ta cũng đều tái sinh trở lại vào cuộc sống bởi ảnh hưởng của những nghiệp lực và dục vọng tai hại. Nhưng thông qua lòng lòng từ bi và lời cầu nguyện, một ít người có thể lựa chọn thời gian, địa điểm và cha mẹ để quay trở lại. Điều này khẳng định giáo lý Phật Giáo dạy rằng tinh thần của một người có thể trở lại để đem lợi lạc cho nhân loại. Giáo lý đó cũng được dùng để duy trì một cơ cấu thần học và chính trị mạnh mẽ, đặt nền tảng chung quanh đời tu trì và lối sống độc thân.
Với lời tuyên bố không tái sinh trở lại, hầu như chắc chắn ngài muốn ngăn chặn chính phủ Trung Quốc can thiệp vào tiến trình này vì mục đích chính trị.
Tây Tạng đã bị sáp nhập vào Trung Quốc cách đây hơn 60 năm. Đức Đạt Lai Lạt Ma phải sống lưu vong tại Ấn Độ vào năm 1959, giữa lúc Tây Tạng bị Trung Cộng xâm chiếm hoàn toàn. Bắc Kinh đã tố cáo Ngài là một người chủ trương ly khai. Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ngài chỉ tìm kiếm một mức độ tự trị cao cho Tây Tạng mà thôi.
Vào giữa thập niên 1990, Đức Đạt Lai Lạt Ma xác định một cậu bé 6 tuổi chính là Ban Thiền Lạt Ma, một vị trí thứ nhì chỉ đứng sau Đạt Lai Lạt Ma mà thôi. Nhưng cộng sản Bắc Kinh đã ra lệnh bắt giam cậu bé, và nơi ở của cậu cho đến nay vẫn không được biết rõ. Trong khi đó, Trung Quốc chọn một thiếu niên khác như là Ban Thiền Lạt Ma, nhưng người này không bao giờ được người Tây Tạng tin tưởng.
Trong năm 2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma viết, “Nếu công chúng hữu quan bày tỏ một ước nguyện muốn cho các Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục, thì có nguy cơ rõ ràng là các lợi ích chính trị sẽ lợi dụng hệ thống tái sinh này, để hoàn tất đầy đủ chương trình hành động chính trị riêng của họ.” Hồi đó Ngài nói rằng ngài sẽ đánh giá lại chuyện tập tục này có nên tiếp tục hay không, khi ngài bước sang độ tuổi 90.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT