Chuyện Nước Pháp

Đêm trình diễn ca múa nhạc tuyệt vời (kỳ 1)

Wednesday, 08/04/2015 - 07:15:26

Nào ngờ nhờ đó, 4 năm sau viên giám đốc (cũng là tác giả thứ nhì nói trên V.B.) của đại kịch viện ở thủ đô Moscou đặt hàng như vậy nhưng dành cho người lớn.

Bài Nguyễn Thị Ngọc Diễm

Vào một lúc bất ngờ nhất, tôiđược vé mờiđi xem buổi trình diễn do Viện Âm Nhạc Quốc Gia vùng tỉnh nơi tôi cư ngụ. Vào ngày thứ Tư hàng tuần, buổi tối, vé ghi giờ là 20. Cả nhà chất nhau lên xe nhỏ loại chạy loanh quanh thành phố ít tốn xăng do Đại Hàn sản xuất rất hợp gu với người Việt tại Pháp vì nó dành cho dân... thước mốt. Hiệu xe ghi trên sườn là “Matiz”, nay lại thay tên đổi họ vì hãng Chevrolet của Mỹ đã ngốn hết. May mà các đồ phụ tùng vẫn còn bán lai rai và xe khá mới lăn bánh đều chưa có vấn đề gì.
Thật ra, chúng tôi nghe nói ca vũ nhạc, nhất là vũ cổ điển thì ngán ngẩm vì đám người mình văn hóa có khác với người Tây Phương. Thôi thì dịp may đưa đến, nên tham dự xem sao. Nếu không bằng Hồ Thiên Nga (Le lac des Cygne nổi tiếng thế giới) thì chắc cũng kha khá cho dân chúng thưởng thức. Sẵn đây tôi xin nhắc lại lịch sử của vở múa nhạc kịch 4 hồi gốc gác do người Nga sáng tác. Chính họ bảo đảm trình diễn truyền tụng lâu dài khắp thế giới, đã được đưa đi nhiều nơi trên nước Pháp và cứ thế mà luân lưu đều đều hàng năm lập lại vẫn có khách đến đông đảo. Sau khi xem tận mắt đêm học trò viện Âm Nhạc trình diễn và ngồi hàng nhì ngay trước sân khấu, tôi đã thấu hiểu lòng ngưỡng mộ thực sự của khán thính giả. Chính tôi đã trở thành “fan” của ngành Múa cổ điển kết hợp với những thay đổi hiện đại thích hợp cho cả các giới khán thính giả trẻ em, người lớn và các trưởng lão.




Thật lạ lùng, vở kịch múa cổ điển gồm 4 đoạn do nhạc gia lừng danh vào thế kỷ thứ 19 người Nga Piotr Llich Tchaikovski sáng tác nhạc và đồng tác giả Vladimir Begichev viết cốt truyện lại dựa trên một truyền thuyết gốc Đức! Năm 1871, nhà soạn nhạc đang nghỉ hè và ông tận dụng thời gian này để sáng tác một kịch múa nho nhỏ, ngắn gọn dành cho đàn cháu ruột là con của cô em gái. Nào ngờ nhờ đó, 4 năm sau viên giám đốc (cũng là tác giả thứ nhì nói trên V.B.) của đại kịch viện ở thủ đô Moscou đặt hàng như vậy nhưng dành cho người lớn.
Ông rất mừng và nhận lời ngay vì đã ôm mộng lâu rồi sẽ làm việc này và còn được trả lương hậu hĩ 5000 đồng rúp thời đó cho vở kịch múa lớn lao. Kịch bản dàn dựng từ tuyển tập truyện cổ tích dân gian truyền tụng tại nước Đức.Đặc biệt, nhà soạn nhạc lại không làm việc trực tiếp với viên đạo diễn sắp xếp và sáng tạo các xen trình diễnăn khớp với nhạcđệm. Vị này, vốn là chủ đạo múa truyền thống, có cảm tưởng mình bị qua mặt bởi tham vọng của nhà soạn nhạc nên hành xử vụng về. Ông cắt bỏ khúc nhạc này, dàn xếp khúc nhạc ở chỗ nọkhiến đêm trình diễn vở kịch mang tên Lebedinoye ozerotại kịch viện hoàng gia Bolchoi gần như là một sự thất bại hoàn toàn thật nhục nhã theo nhà soạn nhạc nhận xét, năm 1877. Tuy vậy, trong vòng 5 năm vở kịch múa được dàn dựng lại 2 lần và trình diễn 40 sô, một con số rất lớn vào thời đó. Tác giả cha đẻ của vở kịch không sống lâu hơn để biết rằng công trình của ông đã thành được quốc tế hóa với những cái tên nội địa khi du nhập vào Anh, Mỹ, Pháp, Ý: Swan Lake (Hồ thiên nga, le lac des cygnes), Schanensee, Lago dei cigni v.v...
Năm 1894, 17 năm sau lần múa đầu tiên, vở kịch đã hoàn toàn thành công sau khi nhà soạn nhạc vừa qua đời năm trước 1893. May thay, các hậu duệ trong ngành đã sáng suốt tìm ra mạch nối bị đứt khúc vì sự kiện thiếu hòa hợp giữa phông nhạc và kịch bản. Họ hợp tác và sửa lại các hồi 2 và 4 được diễn ra bên cạnh bờ hồ có các con thiên nga năm 1895.
Trong vòng 50 năm sau đó, vở kịch được diễn đi diễn lại nhiều lần ở thành phố Saint-Pétersbourg (tên cũ là Leningrad, thành phố lớn số 2 của Nga sau Moscou) cùng lúc với bao nhiêu điều thay đổi cho phù hợp với thời đại. Năm 1953, vở kịch trình diễn tại Moscou mang hiệu quả nổ bom văn nghệ!
Sự thành công lớn lao vượt bực này do một tác giả trung niên, đã giữ nguyên các con số chỉ định đoạn nào ghi chép trong bản nhạc sáng tác của người soạn ra nó đồng thời giảm bớt đi phần bi kịch công chúa Odette bị biến thành thiên nga bởi tên phù thủy ác độc Rotbarth. Đoạn kết có hậu là hoàng tử Siegfried đánh thắng phù thủy và giúp công chúa biến trở lại thành người đẹp như cũ.
Năm 1950, vở kịch được trình diễn tại Pháp ở thủ đô Ba-Lê tại đại kịch viện Opéra de Paris thành công vang dội và được lấy trình diễn bởi nhiều đoàn múa cổ điển khác trên thế giới cho đến đầu thế kỷ 21 rồi còn tiếp tục hàng năm. Vở kịch múa cổ điển này đã trở nên "bất tử" và nguồn gốc thần thoại của nó vẫn giúp cho đám hậu sinh khả úy thayđổi tình tiết cho thêm phần hấp dẫn.Đó là biết khai thác câu chuyện cổ tích thần Zeus (cổ đại Hy Lạp) với bí mật đội lốt thiên nga thu hút hoàng hậu Leda phản bội vua Sparte. Các con thiên nga sẽ mang dấu tích đội múa nam nhân hùng dũng (Luân Đôn, Anh quốc năm 1995 và Hanovre Đức quốc năm 20054) . Tại Thụy Điển, nhờ các quá trình phân tích tâm lý vở kịch, một cuộc dàn dựng mới mẻ Hồ Thiên Nga cũng được trình diễn bởi vũ đoàn Cullberg rất thành công.

Ntnd (còn nữa)

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT