Đạo và Đời

Đôi dòng lịch sử về Thứ Tư Lễ Tro

Wednesday, 01/03/2017 - 08:11:22

Ngày “Bụi Tro” có nguồn gốc từ “Dies Cinerum” trong Sách Lễ Rôma và được tìm thấy trong quyển Sách Lễ Grêgôriô. Tục truyền rằng, vào thời Đức Giáo Hoàng Grêgrôriô Cả (590-604) đã bắt đầu nghi thức sức tro trong ngày đầu Mùa Chay.

Bài THIỆN TÂM

Mùa Chay Thánh bắt đầu bằng Thứ Tư Lễ Tro, đánh dấu 40 ngày chay tịnh và kiêng thịt. Ngày đầu của Mùa Chay cũng còn gọi là ngày “Bụi Tro” bởi vì trong ngày này, người tín hữu lãnh nhận tro được ghi hình thánh giá trên trán.


Ngày Thứ Tư Lễ Tro vừa qua bắt đầu 40 ngày chay tịnh của người theo đạo Thiên Chúa. Mùa lễ kết thúc với lễ Phục Sinh trong tháng Tư. (Tinmung.net)

Ngày “Bụi Tro” có nguồn gốc từ “Dies Cinerum” trong Sách Lễ Rôma và được tìm thấy trong quyển Sách Lễ Grêgôriô. Tục truyền rằng, vào thời Đức Giáo Hoàng Grêgrôriô Cả (590-604) đã bắt đầu nghi thức sức tro trong ngày đầu Mùa Chay.

Trong Cựu Ước, Tro là dấu hiệu của sự khiêm nhường, hối cải và tang chế. Người Kitô Hữu cũng dùng tro trong phụng vụ của ngày Lễ Tro với ý nghĩa trên. Lãnh nhận tro trên trán là dấu chỉ nhắc nhở sự chết và sự ăn năn được đưa vào phụng vụ Tây Phương vào thế kỷ 10, và được phổ biến rộng rãi khắp Tây Phương tại Công Đồng Benevento năm 1091.

Thuở xưa, người ta dùng tro để sám hối cách riêng, nhưng sau đó trở thành một nghi thức cộng đồng. Trong sự kiện này, tro được rắc trên đầu hối nhân như một sự hiệp thông cầu nguyện cho những hối nhân trở lại. Cuối cùng, tro được dùng trong nghi thức sám hối của Mùa Chay trong ngày Thứ Tư Lễ Tro.

Có thể không đáng tin rằng, việc sức tro cho tất cả mọi tín hữu phát xuất từ lòng sùng mộ và sự hoán cải giữa cộng đồng của các hối nhân. Thế nhưng, qua dòng thời gian, sự đón nhận này, có tính cách phụng vụ đã tượng trưng đặc thù cho việc sám hối. Việc sức tro này, được Công Đồng Benevento năm 1091 đề nghị cho mọi giới; giáo sĩ cũng như giáo dân. Thế nhưng, cả trăm năm trước đó người Tây Phương đã dùng nghi thức sức tro này rồi.
Dấu Thánh Giá được ghi trên trán là tượng trưng cho dấu linh thiêng hoặc ấn tín mà người Tín Hữu lãnh nhận khi lãnh phép rửa tội. Đây là dấu chỉ của trẻ sơ sanh được tái sinh trong niềm tin Kitô qua sự giải phóng khỏi nô lệ tội lỗi và xấu xa, rồi được nhập vào hàng con cái Thiên Chúa hằng sống. (Rom. 6:3-18)
Việc lãnh tro cũng được coi như là sự trở về trong vinh quang mà đã được diễn tả trong Sách Khải Huyền, khi chúng ta được lãnh nhận làm con cái của Thiên Chúa. Sách Tiên Tri Edzêkien cũng nhắc đến ấn tín được làm con cái Thiên Chúa, “Hãy rảo khắp thành, khắp Giêrusalem. Hãy ghi dấu chữ thập trên trán những người đang rên siết khóc than về mọi điều ghê tởm đang xảy ra trong khắp thành.” (Ed 9:4)
(Trích từ trang “Tin Mừng, Dòng Đức Mẹ Đồng Công,” Tinmung.net)

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT