Sức Khỏe

Đột quị do sức nóng

Friday, 17/08/2018 - 08:05:23

Heatstroke đòi hỏi phải điều trị khẩn cấp. Nếu không được điều trị thì não, tim, thận và bắp thịt sẽ bị hủy hoại một cách nhanh chóng. Càng trì hoãn điều trị thì tổn thương càng nặng, dẫn đên các biến chứng nghiêm trọng hoặc tử vong.

Có 3 hội chứng có thể xảy ra cho cơ thể chúng ta tiếp xúc với sức nóng quá mức: Chuột Rút (Heat Cramps), Kiệt Sức (Heat Exhaustion), và Đột Quị (Heatstroke). Nhẹ nhất là heat cramps và nặng nhất là heatstroke, có thể dẫn đến tử vong.

Lần trước chúng ta đã bàn về heat exhaustion, hôm nay xin bàn tiếp đến heatstroke.
Đột quỵ do sức nóng, tạm dịch chữ heatstroke, là một tình trạng do cơ thể bị tăng nhiệt độ quá cao, quá nóng, thường là do ở ngoài nắng quá lâu hoặc hoạt động thể lý quá mạnh khi nhiệt độ ngoài trời cao. Đây là hình thức nghiêm trọng nhất của các chấn thương gây ra do nhiệt. Heatstroke có thể xảy ra nếu nhiệt độ cơ thể tăng lên đến 104 F (40 C) hoặc cao hơn. Tình trạng này thường thấy trong những tháng mùa hè.

Heatstroke đòi hỏi phải điều trị khẩn cấp. Nếu không được điều trị thì não, tim, thận và bắp thịt sẽ bị hủy hoại một cách nhanh chóng. Càng trì hoãn điều trị thì tổn thương càng nặng, dẫn đên các biến chứng nghiêm trọng hoặc tử vong.

Triệu chứng

Dấu hiệu và triệu chứng của heatstroke gồm:
Nhiệt độ trọng tâm cơ thể tăng đến 104 F (40 C) hoặc cao hơn, khi đo bằng nhiệt kế trực tràng, là dấu hiệu chính của heatstroke.
Trạng thái tinh thần hoặc hành vi trở nên bất thường. Lẫn lộn, kích động, nói chậm, khó chịu, mê sảng, co giật và hôn mê, tất cả có thể là do heatstroke.
Toát mồ hôi khác thường. Khi bị heatstroke do thời tiết nóng, da thường nóng và khô khi chạm vào. Tuy nhiên, khi bị đột quị do vận động quá nặng, làn da của bạn có thể cảm thấy khô hoặc hơi ẩm.
Buồn nôn và ói mửa. Bạn có thể cảm thấy đau bụng hoặc nôn mửa.
Da ửng đỏ. Da của bạn có thể đỏ lên khi nhiệt độ cơ thể tăng.
Thở nhanh. Hơi thở của bạn có thể trở nên nhanh và cạn.
Nhịp tim rất nhanh. Mạch của bạn có thể tăng lên đáng kể do tim phải đập nhanh để giúp làm mát cơ thể.
Đau đầu (throbing pain). Đầu như bị giựt nhẹ.
Nếu bạn nghĩ rằng một người có thể đang bị heatstroke, hãy tìm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức. Gọi 911 hoặc số dịch vụ khẩn cấp địa phương của quý vị.
Hãy hành động ngay lập tức để làm mát người quá nóng trong khi chờ đợi điều trị khẩn cấp:
Đưa người đó vào bóng râm hoặc trong nhà.
Cởi bớt quần áo dư.
Làm mát người với bất kỳ phương tiện nào có sẵn - đặt họ trong một bồn nước mát hoặc xịt vòi sen, xịt bằng vòi vườn, lau người với nước mát, quạt trong khi phun nước mát hoặc đặt túi nước đá hoặc khăn lạnh, ướt trên đầu, cổ, nách và háng của người đó.

Nguyên nhân

Tiếp xúc với môi trường nóng. Trong loại heatstroke không do vận động quá sức, ở trong môi trường nóng dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ cơ thể. Đây là loại đột quị thường xảy ra khi tiếp xúc với thời tiết nóng ẩm, đặc biệt là trong thời gian dài. Nó xảy ra thường xuyên nhất ở người lớn tuổi và ở những người bị bệnh mãn tính.
Vận động quá mạnh. Heatstroke do vận động quá sức là do sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cốt lõi do hoạt động thể chất mạnh trong thời tiết nóng. Bất cứ ai tập thể dục hoặc làm việc trong thời tiết nóng đều có thể bị heatstroke, nhưng dễ xảy ra nhất khi nạn nhân không quen với nhiệt độ cao.
Trong cả hai loại đột quị, heatstroke có thể xảy ra bởi:
Mặc quần áo quá nhiều khiến mồ hôi không thể bốc hơi dễ dàng và làm mát cơ thể bạn
Uống rượu, khiến ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể bạn
Thiếu nước do không uống đủ nước để thay thế chất lỏng bị mất qua mồ hôi

Các yếu tố rủi ro

Bất cứ ai cũng có thể bị heastroke, nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh:
Tuổi tác. Khả năng đối phó với nhiệt độ cực cao phụ thuộc vào sức mạnh của hệ thống thần kinh trung ương. Ở trẻ nhỏ, hệ thần kinh trung ương chưa phát triển đầy đủ, và ở người lớn trên 65 tuổi, hệ thần kinh trung ương bắt đầu yếu đi, khiến cơ thể bạn ít có khả năng đối phó với những thay đổi về nhiệt độ cơ thể. Cả hai nhóm tuổi này thường gặp khó khăn để giữ nước trong cơ thể, điều này cũng làm tăng nguy cơ bị heatstroke.

Trời quá nóng. Huấn luyện quân sự và tham gia các môn thể thao như bóng đá hoặc các cuộc chạy đường dài trong thời tiết nóng là một trong những tình huống có thể dẫn đến say nắng.

Tiếp xúc đột ngột với thời tiết nóng. Bạn có thể dễ bị bệnh liên quan đến sức nóng hơn nếu bạn tiếp xúc với sự gia tăng nhiệt độ đột ngột, chẳng hạn như trong một đợt nắng nóng mùa hè hoặc du lịch đến một khí hậu nóng hơn. Nên hạn chế hoạt động trong ít nhất vài ngày để bản thân thích nghi với sự thay đổi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tăng nguy cơ bị say nắng cho đến khi bạn đã trải qua vài tuần.

Thiếu máy điều hòa không khí. Quạt có thể làm cho bạn cảm thấy đỡ hơn, nhưng trong thời tiết nóng lâu, điều hòa không khí là cách hiệu quả nhất để làm mát và giảm độ ẩm.

Một số loại thuốc. Một số loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng giữ nước của cơ thể và đáp ứng với sức nóng. Nên đặc biệt cẩn thận trong thời tiết nóng nếu bạn dùng thuốc làm giảm hẹp mạch máu, điều hòa huyết áp bằng cách chặn adrenaline (thuốc chặn bêta), loại bỏ muối và nước (thuốc lợi tiểu) hoặc giảm các triệu chứng tâm thần (thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống loạn thần).

Các chất kích thích chữa rối loạn tăng động/thiếu tập trung (ADHD) và các chất kích thích bất hợp pháp như amphetamines và cocaine cũng khiến bạn dễ bị say nắng hơn.

Một số tình trạng sức khỏe. Một số bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim hoặc phổi, có thể làm tăng nguy cơ bị đột quị do nóng. Cũng như béo phì, ít vận động và có tiền sử say nắng trước đó.

Biến chứng

Heatstroke có thể dẫn đến một số biến chứng, tùy thuộc vào nhiệt độ cơ thể bị tăng cao bao lâu. Các biến chứng nặng bao gồm:
Tổn thương cơ quan quan trọng. Nếu không cấp cứu ngay để giảm nhiệt độ cơ thể, heatstroke có thể khiến não của bạn hoặc các cơ quan quan trọng khác sưng lên, có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn.
Tử vong. Nếu không điều trị kịp thời và đầy đủ, heatstroke có thể gây tử vong.

Phòng ngừa

Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn tình trạng đột quị do sức nóng và các bệnh liên quan đến sức nóng khác. Khi nhiệt độ tăng lên, hãy nhớ:

Mặc quần áo rộng rãi làm bằng chất liệu nhẹ. Mặc quần áo quá nhiều hoặc quá chật sẽ làm cơ thể không thể tự làm mát được.

Tránh bị cháy nắng. Bị cháy nắng ảnh hưởng đến khả năng tự làm mát cơ thể, vì vậy khi ra ngoài hãy đội mũ rộng vành, đeo kính râm và bôi kem chống nắng có SPF ít nhất là 15. Nên bôi thật nhiều kem chống nắng và bôi lại cách mỗi hai giờ - hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đang bơi hoặc đổ mồ hôi.

Uống nhiều nước. Cơ thể đủ nước sẽ giúp đổ mồ hôi và duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường.
Cẩn thận khi đang dùng một số loại thuốc. Cần để ý đến các triệu chứng của những bệnh liên quan đến nhiệt nếu bạn đang dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ nước và giải nhiệt của cơ thể.

Không để "quên" bất cứ ai trong một chiếc xe đậu. Đây là nguyên nhân thường thấy gây tử vong do sức nóng quá lớn ở trẻ em. Khi đậu xe trong ánh nắng mặt trời, nhiệt độ trong xe của bạn có thể tăng thêm 20 độ F (hơn 6,7 độ C) trong 10 phút. Không để bất cứ ai ở lại trong xe khi thời tiết đang nóng, dù có mở hé cửa hay đậu trong bóng râm.

Nên nghỉ ngơi trong những giờ nóng nhất của ngày. Nếu bắt buộc phải làm các hoạt động nặng nhọc trong thời tiết nóng, hãy uống nước nhiều và nghỉ ngơi thường xuyên ở nơi thoáng mát. Nên tập thể dục hoặc lao động thể lý vào những giờ mát hơn trong ngày, chẳng hạn như sáng sớm hoặc buổi tối.

Tập thích nghi. Giảm bớt thời gian làm công việc nặng hoặc tập thể dục dưới sức nóng cho đến khi cơ thể bạn thích nghi. Những người không quen với thời tiết nóng đặc biệt dễ bị bệnh liên quan đến nhiệt. Có thể mất vài tuần để cơ thể bạn điều chỉnh theo thời tiết nóng.

Cẩn thận khi bạn có những yếu tố tăng nguy cơ bị bệnh liên quan đến nhiệt. Nếu bạn dùng thuốc hoặc bị bệnh làm tăng nguy cơ bị bệnh liên quan đến nhiệt, chẳng hạn như từng bị bệnh do nhiệt trước kia, nên tránh chỗ nóng và hành động nhanh chóng nếu bạn nhận thấy mình có những triệu chứng bệnh. Nếu bạn tham gia vào một sự kiện thể thao phải gắng sức nhiều hoặc hoạt động nặng trong thời tiết nóng, hãy ở gần những nơi có các dịch vụ y tế.

 

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT