Thế Giới

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Trung Cộng có thể mạnh về kinh tế nhưng rất yếu về đạo đức

Sunday, 05/07/2015 - 10:16:01

Phải trốn khỏi quê hương để sống lưu vong từ năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn đối phó trước những trở ngại và thách thức khủng khiếp với phong cách của một nhà sư ngồi thiền năm tiếng đồng hồ mỗi ngày. Và ngài có một cách tiếp cận siêu việt trước nghịch cảnh.

Hình Đức Đạt Lai Lạt Ma được treo tại Anh trong tháng Sáu vừa qua. (Ben Stansall/Getty Images)

 

Khi nghe tiếng cười của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhìn thấy gương mặt của ngài rạng ngời lên với một nụ cười an lạc, người ta dễ dàng quên đi muôn đợt tai họa giáng xuống mà Phật giáo Tây Tạng phải chịu đựng đầy khổ đau, trong dòng cuộc đời của ngài.
Cuộc chiến đấu kiên trì của người Tây Tạng vẫn còn dài, mỗi lúc một bi đát hơn, trong lúc thế lực của Trung Quốc đang vươn lên, mỗi lúc một mạnh hơn với bàn tay củng cố sự kiểm soát Tây Tạng.
Trên đỉnh của dịp sinh nhật lần thứ 80 của Đức Đạt Lai Lạt Ma đúng vào ngày thứ Hai, 6 tháng Bảy, mà ngài đón mừng trong một chuyến thăm ba ngày tại Quận Cam, thế lực sức mạnh kinh tế đang lên của Trung Quốc đang dần dần bóp nghẹt cuộc tranh đấu cho nền độc lập của Tây Tạng. Trong tiến trình đó, thế lực Trung Quốc đang tìm mọi cách để gạt nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng ra khỏi sân khấu thế giới.
Dưới áp lực của Trung Quốc, chính phủ Nam Phi đã phải từ chối cấp visa cho ngài vào năm ngoái, để tham dự một cuộc hội ngộ với những danh nhân từng đoạt giải Nobel. Ngay cả Đức Giáo Hoàng Francis, có lẽ lo lắng về số phận của những người Công Giáo Trung Quốc, cũng phải từ chối cho Đức Đạt Lai Lạt Ma một cuộc hội kiến trong tháng 12 năm nay.
Cộng đồng Tây Tạng, gồm 94,000 người ở Ấn Độ, trong nhiều năm qua đã điều hành một chính phủ lưu vong, đặt trụ sở tại khu du lịch miền núi này. Cộng đồng ấy đang co hẹp lại, như một hậu quả của việc Trung Cộng kiểm soát chặt chẽ hơn về biên giới và sổ thông hành, giữ cho 6 triệu người Tây Tạng sinh sống tại Trung Quốc không rời khỏi đó mà đi.
Đồng thời, sau khi một cuộc di cư kéo dài hàng chục năm, một hiện tượng mới xảy ra: những người Tây Tạng đang âm thầm xin Trung Quốc cấp giấy tờ để họ được về quê nhà. Như vậy họ mặc nhiên thừa nhận rằng quyền cai trị của Trung Quốc ở Tây Tạng vẫn tiếp tục còn đó.
Thế nhưng những người Tây Tạng ở quê nhà đều không hài lòng. Từ năm 2009, 140 người Tây Tạng đã tự thiêu để phản đối các chính sách của Trung Quốc. Những chính sách này hạn chế quyền tự do đi lại, ngôn luận và tôn giáo, đặc biệt là quyền của họ tôn kính Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Phải trốn khỏi quê hương để sống lưu vong từ năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn đối phó trước những trở ngại và thách thức khủng khiếp với phong cách của một nhà sư ngồi thiền năm tiếng đồng hồ mỗi ngày. Và ngài có một cách tiếp cận siêu việt trước nghịch cảnh.
Trong một cuộc phỏng vấn tại Dharamshala, một khu vực trải dài gồm nhiều ngôi chùa Phật giáo ở Ấn Độ, nơi mà người Tây Tạng được sống lưu vong, ngài nói, “Tôi không xem Trung Quốc là mạnh mẽ. Họ có thể mạnh về kinh tế và về vũ khí của họ, nhưng về các nguyên tắc đạo đức, họ rất yếu. Toàn thể xã hội đều đầy rẫy những nghi ngờ và đầy những sự mất niềm tin.”
Thấp thoáng xuất hiện trên bất kỳ cuộc thảo luận nào về Tây Tạng hiện nay là một sự kiện đơn giản: Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở trong những thập niên cuối cùng của đời mình. Vào một thời điểm nào đó, Phật giáo Tây Tạng sẽ phải đối diện trước vấn đề mất đi một người mà lâu nay được tôn kính như là một nhà lãnh đạo cả thế tục lẫn tâm linh. Ngài đã đem lại cho phong trào Tây Tạng Tự Do của họ một cảm thức về thẩm quyền đạo đức trên khắp thế giới.
Trên đỉnh của dịp sinh nhật lần thứ 80 của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhiều người Tây Tạng tự hỏi liệu cuộc tranh đấu của họ cho quyền tự trị và tự do tôn giáo sẽ sớm bị thua cuộc hay không. Nỗi tuyệt vọng có thể được nhìn thấy nơi số lượng những vụ tự thiêu đã xảy ra, từ khi cuộc nổi dậy tôn giáo năm 2008. Tính cho đến nay, có hơn 140 người tự thiêu. Một số người Tây Tạng đã mất niềm tin và đang bắt đầu quay trở về Trung Quốc.
Trong những tháng gần đây, điều đó đã khởi động một nỗ lực tìm người kế vị, có tính cách Phật Giáo độc đáo. Lý do là vì người kế nhiệm Đức Đạt Lai Lạt Ma, theo truyền thống, phải là hóa thân của ngài. Trong tháng Ba, chính phủ Trung Quốc lại một lần nữa bày tỏ ý định muốn đóng một vai trò trong việc chỉ định người thừa kế hợp pháp. Kế hoạch này đã khiến cho Đức Đạt Lai Lạt Ma gợi ý rằng ngài có thể đoạn tuyệt với truyền thống và bổ nhiệm người lên kế nhiệm ngài, hoặc có thể ngài sẽ chấm dứt việc hóa thân.
Ngài nói, “Tái sinh không phải là công việc của những người cộng sản.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT