Thế Giới

Đức giải thể hội người Việt của cộng sản

Monday, 10/12/2018 - 07:37:08

Để tránh bị bắt buộc phải giải thể, chủ tịch Liên Hiệp là ông Nguyễn Văn Thoại đã lập tức đưa đơn Khiếu Nại (Beschwerde) chống lại Quyết Định nêu trên. Đơn Khiếu Nại này đã được chuyển lên tòa án cao cấp hơn để xét xử, đó là Tòa Án Liên Bang Berlin (Landgericht Berlin).


Từ trái, đại sứ Đỗ Hòa Bình, chủ tịch Liên Hiệp Nguyễn Văn Thoại, phó ban tổ chức Lê Hồng Cường (biệt danh là Cường Liều và là “quân sư quạt mo” cho ông Thoại) và tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt am Main Trương Xuân Thanh. (nguoiviet.de)

Bài LINH NHÂN

BERLIN - Liên hiệp người Việt toàn Liên Bang Đức được nặn ra để đại diện cho cộng đồng người Việt trước chính quyền Đức. Việc này đã bị cộng đồng người Việt tại Đức phê phán tố cáo mạo nhận danh nghĩa "đại diện tất cả" người Việt tại Đức. Nhất là khối người Việt tị nạn cộng sản tại Đức đã tố cáo trước công luận Đức rằng Liên Hiệp đã tiếm danh người Việt tị nạn để tìm cách lấy tiền tài trợ của chính phủ Đức.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, cán bộ chuyên trách của Liên Hiệp, là Ủy Viên Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam từ năm 2009, mà ai cũng biết Mặt Trận Tổ quốc được lập ra nhằm quản lý các tổ chức xã hội, các đoàn thể, kể cả người Việt định cư ở nước ngoài.
*
Cách đây 7 năm báo chí trong nước hân hoan đưa tin, sau gần một năm soạn thảo điều lệ và định hướng hoạt động, qua một lần đại hội trù bị, ngày 22 tháng 10, 2011 tại hội trường Viethaus (Ngôi Nhà Việt) ở trung tâm thủ đô Berlin, Liên Hiệp Người Việt Toàn Liên Bang Đức (viết tắt là Liên Hiệp) đã được thành lập dưới sự chứng kiến của Đại Sứ Việt Nam tại Đức là Đỗ Hòa Binh và Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại Frankfurt là Trương Xuân Thanh.

Trả lời phỏng vấn của tờ Nhân Dân, chủ tịch Liên Hiệp Nguyễn Văn Thoại thú nhận, trích nguyên văn, “Việc thành lập được Liên Hiệp là nhờ quyết tâm của cộng đồng, nhờ sự ủng hộ và giúp đỡ toàn diện của các nhiệm kỳ Đại Sứ ở Berlin và Tổng Lãnh Sự ở Frankfurt. Qua báo NDĐT, tôi xin cảm ơn Đại Sứ Quán Việt Nam tại Đức và TLS Frankfurt đã song hành cùng chúng tôi.”

Theo bản tin chính thức trên trang web của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Đức, thì Liên Hiệp được thành lập để đại diện cho cộng đồng người Việt trước chính quyền Đức và Việt Nam. Điều lệ của Liên hiệp cũng ghi rõ, trích nguyên văn:

“Nhiệm vụ của Hội: - Đại diện cho cộng đồng người Việt, phát ngôn chính thức (có tính chất bảo vệ hay tuyên bố quan điểm) trước truyền thông, các tổ chức, các cấp chính quyền Đức và Việt Nam về các vấn đề liên quan đến cộng đồng người Việt ở Đức hay tại các địa phương, trên cơ sở tổng hợp ý kiến các hội thành viên.”

Việc này đã bị cộng đồng người Việt tại Đức phê phán tố cáo mạo nhận danh nghĩa “đại diện tất cả“ người Việt tại Đức. Nhất là khối người Việt tị nạn cộng sản tại Đức, lên đến 6 - 7 chục nghìn người, đã tố cáo trước công luận Đức rằng Liên hiệp đã tiếm danh người Việt tị nạn để tìm cách lấy tiền "hỗ trợ xây dựng cơ cấu" của cơ quan BAMF (Cơ Quan Nhập Cư và Tị Nạn) của chính phủ Đức.

Thật sự, trong vòng ba năm, từ cuối năm 2013 đến đầu 2016, Liên Hiệp đã được BAMF tài trợ tổng cộng gần 300,000 Euro ($341,000) theo dự án "hỗ trợ xây dựng cơ cấu" (Strukturfưrderung). Số tiền đó được dùng để trả tiền lương tới hơn 4,000 Euro ($4,500)/tháng cho nhân viên chuyên trách lấy từ đội ngũ Ban Chấp Hành, đó là bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh của hội Vifi ở Bochum.

Điểm đáng chú ý là bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh là Ủy Viên Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam từ năm 2009, mà ai cũng biết Mặt Trận Tổ Quốc được lập ra nhằm quản lý các tổ chức xã hội, các đoàn thể, kể cả người Việt định cư ở nước ngoài.

Ngày 27 tháng 11, 2018 Tòa Án Charlottenburg -cơ quan phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn đăng ký tại Berlin- đã ghi vào hồ sơ Liên Hiệp Người Việt Toàn Liên Bang Đức: “Căn cứ vào điều § 42 Bộ Luật Dân Sự (BGB) thì Liên Hiệp bị buộc phải giải thể qua Quyết Định đã có hiệu lực của tòa án bác bỏ việc mở thủ tục phá sản vì Liên Hiệp thiếu hụt tài sản để chi trả phí tổn của thủ tục.”

Quyết định dẫn đến hậu quả Liên Hiệp bị giải thể là Quyết Định ngày 20 tháng 8, 2018 của tòa án Berlin về phá sản (cũng nằm trong tòa án Charlottenburg) với số hồ sơ AZ: 36b IN 2714/18. Nội dung của Quyết Định này là tòa án bác bỏ việc mở thủ tục phá sản nhằm thanh lý những tài sản còn lại của Liên Hiệp để thanh toán nợ nần (theo điều § 26 của Luật phá sản), vì Liên Hiệp không còn có khả năng chi trả (zahlungsunfhig) và bị vỡ nợ (berschuldet).

Để tránh bị bắt buộc phải giải thể, chủ tịch Liên Hiệp là ông Nguyễn Văn Thoại đã lập tức đưa đơn Khiếu Nại (Beschwerde) chống lại Quyết Định nêu trên. Đơn Khiếu Nại này đã được chuyển lên tòa án cao cấp hơn để xét xử, đó là Tòa Án Liên Bang Berlin (Landgericht Berlin).

Ngày 1/11/2018 Tòa án bang Berlin đã ra Quyết Định bác đơn khiếu nại của Liên Hiệp và Quyết Định này có hiệu lực pháp lý ngay lập tức, không còn có thể đảo ngược được. Như vậy, Tòa Berlin khẳng định, Liên Hiệp không có khả năng chi trả (zahlungsunfhig) và bị vỡ nợ (berschuldet), cho nên tòa án đã bác bỏ việc mở thủ tục phá sản (nhằm thanh lý những tài sản còn lại của Liên Hiệp để trả nợ nần) vì thiếu tài sản (theo điều § 26 của Luật phá sản).

Quay trở lại sự việc Liên Hiệp bị phá sản, quyết định của tòa đã dẫn đến một hậu quả pháp lý là Liên Hiệp bị giải thể.

Ngoài hậu quả pháp lý là Liên hiệp bị giải thể, một hậu quả pháp lý thứ hai là những thành viên Ban Chấp Hành Liên Hiệp có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ nợ (phải trả nợ với tư cách cá nhân và bồi thường cho chủ nợ). Đó là cũng căn cứ vào điều § 42 của Bộ luật Dân sự (BGB), nhưng ở khoản số 2:
“Trong trường hợp mất khả năng thanh toán hoặc nợ quá hạn, Ban Chấp Hành phải làm đơn mở thủ tục phá sản (tức là phải khai phá sản). Nếu việc đặt đơn (khai phá sản) bị trì hoãn, thì các thành viên của ban Chấp hành mà có lỗi (trong việc chậm trể này) phải chịu trách nhiệm trước chủ nợ về những thiệt hại phát sinh; họ phải gánh trách nhiệm với tư cách là người mắc nợ chung.”

Căn cứ vào luật phá sản, thì Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại và Ban Chấp Hành Liên Hiệp có thể bị phạt tiền hoặc bị phạt tối đa ba năm tù về hình sự. Trong trường hợp cẩu thả, chểnh mảng (tức là không cố tình trì hoãn việc khai phá sản) thì bị phạt nhẹ hơn: tối đa 1 năm tù (điều §15 khoản 4 của Bộ luật Phá sản).
(Trích nguồn Dân Làm Báo)

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT