Chuyện Nước Pháp

Dừng chân nơi thị trấn Stuttgart, Đức (kỳ 1)

Monday, 16/04/2018 - 11:10:54

Bảng thứ ba là dm viết chữ nhỏ khá lạ lùng vì ít ai làm vậy. Hai gạch dưới màu vàng và đỏ cắt nhau làm khách hàng nhận biết tiệm buôn các thứ đồ dùng hằm bà lằng để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ bóng láng. Thật ra đó là màu cờ của phố Karlsruhe, một băng vàng nằm giữa hai băng đỏ theo chiều ngang.

Bài NGỌC DIỄM

Đây là một trong sáu thành phố đông dân nhất nước Đức – sau thủ đô Berlin, Hambourg, Munich, Cologne, và Francfort; cách thủ đô Paris khoảng 650 cây số. Nơi đây nổi tiếng là một trung tâm sản xuất kỹ nghệ quan trọng với hai hãng xe hơi lừng danh thế giới Mercedes-Benz và Porsche.

Chúng tôi chuẩn bị cuộc hành trình bằng xe nhà từ thủ đô Paris tới Đức đến thị trấn này hoàn toàn theo chiếc điện thoại thông minh cầm tay chỉ dẫn. Eo ôi, để tránh nạn hết điện sạc máy do thời gian dùng rất mau hết, chúng tôi đã phải thủ sẵn theo một cái máy phụ dẫn điện vào. Dân mạng đã chỉ bảo lẫn nhau cách tránh tai ương hết pin nửa chừng là đi lạc mút mùa vì GPS gắn liền với cái cell phone (mobile) cầm tay.
Hướng đạo hay là co-pilote ngồi kế bên cũng chịu thua luôn nếu điện thoại hết… thông minh. Mất trí tuệ chỉ vì hết năng lượng cho vào sạc máy thì quả là tai họa dàn trời. Mà lại đang chạy trên xa lộ siêu tốc cả 130 cây số giờ thì có Trời kíu. Nghĩa là lủi vào ngã ra nào đó rồi tự giúp mình, sau đó ông Thiên sẽ tiếp tay. Những cái máy mobile lại sạc điện rất lâu, thế là học thêm bài học nữa.

Chạy vội tới siêu thị gần nhất mua cái dụng cụ nhỏ xíu xìu xiu nhưng cứu mạng rất lớn, nó nạp bình đầy năng lượng rất mau lẹ. Thế là tiếp tục hành trình cho tới đích luôn. Bài học thực tiễn này không phải ai cũng biết, nên tôi diễn tả hơi dài dòng. Tóm tắt là khi đi xa bằng xe hơi thì luôn luôn gắn sẵn GPS hay dùng mobile cũng được nhưng phải nhớ thủ sẵn mấy cái máy sạc điện tý hon vì chắc chắn sẽ hết pin.

Dịch vụ dẫn đường qua vệ tinh không gian chuyền xuống điện thoại cầm tay với người giữ nó ngồi bên cạnh tài xế tiện lợi nhắc nhở cũng có cái hay, nhưng cái dở là rất hao điện. Chạy đường xa từ năm sáu tiếng trở lên là phải có cái sạc điện xơ-cua (secours, cứu tinh).  

 

Vừa vào tới thị trấn, ảnh chụp trước tiên là hai nhãn hiệu dm và REWE. (Ngọc Diễm/ Viễn Đông).


Vừa vào tới thị trấn, ảnh chụp trước tiên là hai nhãn hiệu dm và REWE. Thế rồi, tấm ảnh thứ nhì càng rõ ràng hơn. Tôi đã đi ngang qua một trung tâm thương mại ban đêm. Có ba nhãn hiệu lớn tập trung nơi này là dm, REWE và Treiber.

 

Ba, thật ra là có tới bốn nhãn hiệu tiệm buôn lớn tập trung nơi đây. (Ngọc Diễm/Viễn Đông)

Nhờ kỹ thuật chụp ảnh số, tôi rọi lớn góc chụp để tìm ra danh từ tiếng Đức là hans im gluck với dấu i đôi trên chữ u nơi chỗ cao nhất có bàn tay chỉ dẫn. Viết cho đúng hoa hoè là Hans im Gluck, tên của một hãng sản xuất trò chơi tập thể cho nhiều người tham gia (jeu de société), trái với trò chơi đơn lẻ. Điển hình nhất cho loại trò chơi bất tử này là... đánh bài cào hay bài dò-dách.

Hãng này thành lập năm 1983, cách đây 35 năm, từng được lãnh nhiều giải thưởng vì các trò chơi sáng tạo ra rất hay. Trụ sở đặt ở tỉnh Munich, tên HiG lấy từ cốt chuyện cổ tích của hai anh em học giả ngôn ngữ và triết học người Đức họ là Grimm, Jacob và Wilhelm vào thế kỷ thứ XIX. Câu chuyện dành cho trẻ em kể lại cậu bé tên Hans-May Mắn được trả lương hậu sau bảy năm làm việc cực khổ bởi ông chủ chế ra vàng thủ công. Cậu lấy cục vàng chủ cho, đổi lấy một con ngựa.

Thế rồi bị phỉnh phờ, lại đổi ngựa lấy con bò cái. Rồi nghe bùi tai, đổi bò cái lấy một chú heo. Heo ủn ỉn thế nào không biết bên tai, cậu đổi phắt nó lấy một con ngỗng. Cuối cùng, may thay cho cậu, ngỗng ta kêu to quá điếc tai hay sao lại đổi lấy khối đá mài bén dao. Rút cục, đến mài dao bên miệng giếng, khối đá rơi tỏm xuống đó! Mất toi của cải tích tụ trong bảy năm làm việc chỉ vì bị phỉnh gạt bởi lợi ích của từng thứ mà cậu đã nghe bùi tai mà đổi lấy món này vật kia.

Tay trắng nhưng nhẹ hẫng vì cái thì lỉnh kỉnh, cái thì nặng nề quá, cậu bé về nhà mẹ một cách sung sướng. Tôi đọc xong và thích thú với triết lý của chuyện, có khác gì bên nhà Phật vẫn khuyên ta buông bỏ hết mọi gánh nặng tính toán lông bông để ung dung tự tại trên cõi đời này.

Thế là xong, tấm bảng hiệu nhỏ thứ nhất. Cái thứ nhì chỉ danh tính của một cơ sở thương mại nghiêng về sự cung cấp thức ăn, Rewe. Hãng thành lập từ năm 1927, nguồn gốc do nhiều người hợp tác lại chung vốn làm ăn. Hợp tác xã này sau đó sở hữu gần một trăm siêu thị Billa, dần dần xuống dốc chút ít chỉ còn đứng hạng ba sau lưng Carrefour của Pháp ở Châu Âu. Hiện nay REWE vẫn có mặt ở Đức, và rất có tiếng.

Bảng thứ ba là dm viết chữ nhỏ khá lạ lùng vì ít ai làm vậy. Hai gạch dưới màu vàng và đỏ cắt nhau làm khách hàng nhận biết tiệm buôn các thứ đồ dùng hằm bà lằng để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ bóng láng. Thật ra đó là màu cờ của phố Karlsruhe, một băng vàng nằm giữa hai băng đỏ theo chiều ngang.

Năm 1973, dm được thành lập với cái logo gồm bốn băng đỏ vàng xen kẻ đầu tròn trên chữ “d” màu đen có một bông hoa trắng sáu cánh kế bên chữ “m”. Dưới dm là hàng chữ drogerie markt, đồ đạc nội thất. Chủ hãng dm có 3,500 cửa hàng ở Châu Âu và sử dụng 60 ngàn nhân viên. Các mặt hàng rất phong phú, từ tã lót cho trẻ con cho đến hàng son phấn, quần áo vải bio hay nhân tạo, mùng mền chống muỗi, giấy vệ sinh v.v.

Qua đến bảng hiệu chót, màu trắng và nhỏ xíu dưới thấp lại là một tiệm bán bánh mì lâu đời nhất qua bốn thế hệ gia chủ cùng họ. Treiber, dịch nghĩa đen là người lái xe, nghe từa tựa như driver của tiếng Anh. Tờ Top Magazine của Đức, số 1 năm 2016 đã viết một bài dài kể lại tiểu sử của Treiber bán bánh ngọt tại đây.
Vị tiền phong đáng kính Emil đâu ngờ rằng tiệm bánh mì của ông mở cửa năm 1920 ở Leinfenden-
Echterdingen, một phố nhỏ gồm 30,000 dân ở về phía Nam của Stuttgart, lại trở thành một gã khổng lồ 100 năm sau! Từ những ổ bánh mì đơn sơ độc kiểu do chính tay ông làm ra lúc xưa, chiếc lò hiện đại đã sáng tác 40 loại “bí mành” đa dạng khác nhau, 30 loại ổ con, bánh ngọt đủ thứ, bánh nướng hấp dẫn lót trái cây, bánh ăn chơi và bánh ăn kèm món chính. Điều làm nên thành tích từ đầu cho đến nay là các nguyên liệu tốt nhất, cách làm bánh hấp dẫn say mê nhất, và phẩm chất thượng hạng.

Bốn đời gìn giữ, những người chủ tiệm bánh Treiber đã gầy dựng được cơ sở trực tiếp làm bánh mì thủ công nghệ rất ngon cung cấp toàn thị trấn Stuttgart với 500 nhân viên. Thật kiên cường và gian nan, vì chúng ta biết các siêu thị loại nhỏ và vừa như Lidl, Aldi, Norma toàn của Đức cũng dùng máy làm bánh mì tại chỗ bán ra vừa nóng vừa thổi cho vào bao ngon và rẻ vô cùng! (nd)

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT