Thế Giới

Đụng tới Tập Cận Bình, một ký giả "biến mất" trước khi đến Hồng Kông

Sunday, 20/03/2016 - 10:27:08

Jia Jia (Giả Gia) đã mất tích khi ông tìm cách lên một chuyến bay tại phi trường Bắc Kinh vào đêm thứ Ba, 15 tháng Ba, sau khi ông bày tỏ nỗi lo ngại với bạn bè rằng ông sẽ là mục tiêu của nhà chức trách. Luật sư Yan Xin (Yên Tân) nói với báo Telegraph như vậy.

  
Ký giả Jia Jia (Apple Daily)

BẮC KINH - Một nhà báo Trung Hoa đã biến mất khi tìm cách rời Trung Quốc để đến Hồng Kông. Trước đó, công an đã tiếp xúc với gia đình ông về những mối liên kết giữa ông với một bức thư kêu gọi Tập Cận Bình từ chức, theo luật sư của ông cho biết.

Jia Jia (Giả Gia) đã mất tích khi ông tìm cách lên một chuyến bay tại phi trường Bắc Kinh vào đêm thứ Ba, 15 tháng Ba, sau khi ông bày tỏ nỗi lo ngại với bạn bè rằng ông sẽ là mục tiêu của nhà chức trách. Luật sư Yan Xin (Yên Tân) nói với báo Telegraph như vậy.

Ký giả này viết chuyên mục trên báo ở Bắc Kinh. Ông được cho là đã báo động một người bạn chủ bút, về việc công bố một bức thư xuất hiện trên trang web Wujie News trước đó trong tháng Ba, trước khi bức thư được gỡ bỏ.

Trang web này có những mối liên kết với chính quyền Trung Quốc. Có những lời suy đoán trên mạng internet rằng trang web có thể đã bị tin tặc tấn công. Ông Yan cho biết gia đình của ông Jia đã nói với ông rằng họ đã bị hỏi về mối liên quan của ký giả này với bức thư.

Ông nói, “Jia lo ngại rằng ông sẽ bị điều tra, vì trước đó gia đình ông đã bị tra hỏi. Nhưng chúng tôi đã không dự kiến rằng tình trạng sẽ tệ đến như thế này, tức là ông bị mất tích ba ngày rồi.” Các nhóm vận động nói rằng Trung Quốc đang tăng cường kiểm duyệt và đàn áp những người bất đồng chính kiến, dưới thời Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ ông Jia có dính líu tới lá thư ấy hay không. Bức thư đã được gửi cho chủ tịch Trung Quốc, nhưng đã được viết nặc danh.

Bức thư nói, “Ông đã cho phép thói tôn sùng cá nhân,” và viết thêm rằng ông Tập Cận Bình đã “làm cho những người từng trải qua cuộc Cách Mạng Văn Hóa thực sự cảm thấy lo lắng.” “Đảng, nhà nước, và nhân dân của của chúng ta không thể có thêm một thập niên thảm họa.” Lá thư nói thêm như vậy, nhắc đến giai đoạn biến động đẫm máu trong hai thập niên 1960 và 1970.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT