Thế Giới

Gián chui vào tai suốt 9 ngày lấy không ra

Sunday, 06/05/2018 - 10:57:58

Do chỉ kéo được 2 cái chân ra ngoài, cô Holley đã vào bệnh viện nhờ giúp đỡ. Tại đây, bác sĩ gây tê phần tai, giết chết con gián và kéo nó ra ngoài. Và theo cô Holley, cái cảm giác đó thực sự không có từ nào diễn tả được. "Khi dụng cụ của bác sĩ đến gần, con gián bắt đầu ngọ nguậy.

FLORIDA – Cô Katie Holley, sống tại Florida, vừa kể lại một “kinh nghiệm đau thương” của cô mà chắc chắn không ai muốn trải qua. "Tháng trước, có một đêm tôi giật mình tỉnh giấc" – bài viết của cô Holley đã bắt đầu như vậy. “Cảm giác lúc đó giống như có người đặt thứ gì lành lạnh và ngọ nguậy vào trong lỗ tai trái của tôi.” Ngứa ngáy và đau đớn, cô Holley dùng bông ngoáy tai, và lôi ra được... 2 cái chân của một con bọ nào đó. Lúc này, chồng cô mới xem kỹ và và xác định đó là chân của một con gián.

Do chỉ kéo được 2 cái chân ra ngoài, cô Holley đã vào bệnh viện nhờ giúp đỡ. Tại đây, bác sĩ gây tê phần tai, giết chết con gián và kéo nó ra ngoài. Và theo cô Holley, cái cảm giác đó thực sự không có từ nào diễn tả được. "Khi dụng cụ của bác sĩ đến gần, con gián bắt đầu ngọ nguậy. Con gián giãy chết trong một phần cực kỳ nhạy cảm của cơ thể, đó là cảm giác rất khó chịu,” cô Holley kể.

Tuy nhiên, bác sĩ khi đó đã không lấy được toàn bộ con gián ra khỏi lỗ tai cô Holley. Do vẫn cảm thấy khó chịu, 9 ngày sau, cô Holley tiếp tục đi khám. Lần này, cô tìm đến hẳn phòng cấp cứu tai mũi họng (ENT). "Ngay khi ngồi xuống ghế, vị bác sĩ đã đặt kính soi vào trong tai tôi. Ông không nói gì nhiều, chỉ bảo rằng vẫn còn thứ gì đó bên trong,” cô Holley kể. Lần này, các bác sĩ đã gắp được ra thêm 6 mảnh nữa, bao gồm cái đầu, phần thân trên, chân và bộ râu của con gián.

Theo Coby Schal - chuyên gia côn trùng học từ đại học North Carolina - đây thực chất không phải sự việc hiếm gặp. Bất kỳ ai cũng có thể bị côn trùng chui vào tai một lúc nào đó. Côn trùng chui vào mũi thì ít gặp hơn. Thông thường, những con côn trùng thích chui vào tai con người là gián, ruồi và kiến. Chúng là loài có thể tìm kiếm đồ ăn ở khắp mọi nơi. "Chúng tìm kiếm thức ăn, và ráy tai cũng là một trong những thứ chúng ăn được,” ông Schal nói.

Khi bị côn trùng lạ chui vào tai, điều cần làm là đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, chứ đừng nên tự gắp chúng ra. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là đừng để chuyện này xảy ra. Việc này có thể tránh được bằng cách dọn dẹp nơi ở sạch sẽ, đặc biệt là xung quanh giường nằm. Không để đồ ăn rơi vãi trong phòng ngủ. Ngoài ra, nếu vẫn còn sợ hãi, bạn có thể sử dụng nút bịt lỗ tai. Công dụng của cái nút này là để giảm tiếng ồn, nhưng nó cũng giúp ngăn côn trùng chui vào tai.


Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT