Thế Giới

Giáo Hoàng cởi mở hơn với ly dị nhưng còn khó với hôn nhân đồng tính

Friday, 08/04/2016 - 09:16:20

Đức Giáo Hoàng dường như chấp nhận quan điểm này. Ngài nói rằng ngài có thể “Ngài không cung cấp một bộ quy tắc tổng quát mới, được áp dụng cho mọi trường hợp.” Nhưng ngài kêu gọi hãy có “một sự biện biệt có trách nhiệm, có tính cách cá nhân và mục vụ, đối với các trường hợp đặc thù.”

Hồng Y Lorenzo Baldisseri (bên trái) và Hồng Y Christoph Schonborn đang chụp hình chung với một ấn bản của tập Tông Huấn mà Vatican vừa phát hành hôm thứ Sáu. (Getty Images)

 

Đức Giáo Hoàng Francis đã lựa chọn không thay đổi trong cách tiếp cận của Giáo Họii Công Giáo về vấn đề đồng tính luyến ái. Nhưng ngài đã báo hiệu một lập trường cởi mở hơn trước vấn đề sống chung và những tín hữu ly dị, theo những hướng dẫn mới của giáo hội về cuộc sống gia đình được phổ biến hôm thứ Sáu.

Trong cuốn Tông Huấn dài 260 trang, một tài liệu được chờ đợi đã lâu và có lẽ sẽ gây thất vọng cho những người ủng hộ việc thay đổi triệt để hơn, Đức Giáo Hoàng mạnh mẽ lặp lại việc Giáo Hội phản đối việc luật pháp công nhận những mối quan hệ đồng tính.

Ngài nói rằng phải tôn trọng những người đồng tính. Nhưng ngài kiên quyết tái khẳng định lập trường của Giáo Hội Công Giáo, đó là “hoàn toàn không có căn cứ” nào để đánh đồng những sự kết hợp đồng tính với việc kết hôn dị tính.

Trong tông huấn ấy, tựa đề là Amoris Laetitia (Niềm Vui Của Tình Yêu), Đức Giáo Hoàng kêu gọi hãy có một giáo hội bớt nghiêm khắc và nhân từ hơn, đối với những người Công Giáo “bất toàn,” chẳng hạn như những người ly dị và tái hôn.

Ngài trích dẫn dẫn Martin Luther King, Jorge Luis Borges nhà thơ người Arhentina, và bộ phim Đan Mạch nổi tiếng 'Lễ Babette' năm 1987, để biện luận cho chủ trương của ngài về một giáo hội đầy lòng thương xót và yêu thương.

Những dự đoán háo hức nhất là về những điều ngài sẽ nói về việc tái hội nhập đầy đủ vào Giáo Hội những người Công Giáo đã ly hôn và tái kết hôn trong các nghi lễ dân sự. Theo giáo huấn hiện nay của giáo hội, họ không thể rước lễ, trừ khi họ tránh quan hệ tình dục với người phối tác mới của họ, vì cuộc hôn nhân đầu tiên của họ vẫn còn giá trị theo cái nhìn của giáo hội, và họ được coi là đang sống trong một tình trạng phạm tội ngoại tình.
Cách thức duy nhất theo đó những người Công Giáo như vậy có thể tái kết hôn là nếu họ được giáo hội tiêu hủy hôn thú. Đây một phán quyết tôn giáo nói rằng cuộc hôn nhân đầu tiên của họ không bao giờ hiện hữu, vì thiếu một số điều kiện tiên quyết, chẳng hạn như sự trưởng thành tâm lý hoặc ý chí tự do.

Đức Giáo Hoàng Francis nói, “Không ai có thể bị kết án mãi mãi, vì đó không phải là luận lý của Phúc Âm!”
“Ở đây tôi không chỉ nói về những người ly dị và tái hôn, mà là về mọi người, trong bất cứ hoàn cảnh nào mà họ đang sống.”

Những người cấp tiến đã đề nghị sử dụng một “diễn đàn nội bộ,” trong đó một linh mục hay giám mục làm việc với một người Công Giáo đã ly dị và tái hôn, để cùng nhau, một cách riêng tư và căn cứ theo từng trường hợp cụ thể, quyết định rằng đương sự có thể được tái hội nhập hoàn toàn và được phép rước lễ hay không.

Đức Giáo Hoàng dường như chấp nhận quan điểm này. Ngài nói rằng ngài có thể “Ngài không cung cấp một bộ quy tắc tổng quát mới, được áp dụng cho mọi trường hợp.” Nhưng ngài kêu gọi hãy có “một sự biện biệt có trách nhiệm, có tính cách cá nhân và mục vụ, đối với các trường hợp đặc thù.”

Linh mục James Bretzke, giáo sư thần học luân lý tại đại học Boston Collge, nói rằng mặc dù Đức Giáo Hoàng Francis không minh nhiên bật đèn xanh cho những người Công giáo tái kết hôn trở lại rước lễ, nhưng những dấu chấm là khá gần nhau, nên người ta có thể nối liền chúng lại một cách tương đối dễ dàng, và kết luận rằng ngài đang nói đây là một điều có thể xảy ra.”

Ông nói., “Nếu không phải là ngài đang mở cửa, thì ít nhất ngài cho người ta thấy chiếc chìa khóa dưới tấm thảm là ở đâu.” Giáo Hoàng Francis nói rằng ngài hiểu những người bảo thủ “thích lối chăm sóc mục vụ nghiêm ngặt hơn, trong đó không có chỗ cho sự lẫn lộn,” nhưng giáo hội phải chú ý nhiều hơn đến điều tốt đẹp có thể được tìm thấy “ở giữa sự yếu đuối của con người.”

Ngài nói, “Giáo hội lấy tình yêu thương mà hướng tới những người nào tham gia vào sinh hoạt của giáo hội một cách không hoàn hảo.” Trong số đó, có những người Công Giáo đang sống chung, kết hôn dân sự, hoặc đã ly dị và tái hôn.

Bản tông huấn được đưa sau hai cuộc hội nghị của các giám mục Công Giáo, tức là thượng hội đồng giám mục, thảo luận về những vấn đề gia đình, trong năm 2014 và năm 2015.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT