Hoa Kỳ

Giới lãnh đạo công nghệ kêu gọi cấm "robot sát thủ"

Tuesday, 19/12/2017 - 08:03:36

Ông Elon Musk, giám đốc điều hành công ty chế tạo xe điện Tesla, nói rằng trí thông minh nhân tạo là mối nguy cơ cho thế giới, ở mức cao hơn so với Bắc Hàn, đem lạo cho nhân loại một lời báo động nghiêm trọng về sự gia tăng nguy hiểm của những chiếc máy tự điều khiển.


(Corolco Pictures)

MELBOURNE - Nỗi lo sợ rằng những người máy hay máy được gọi là “robot sát thủ” có thể bị các nhóm khủng bố dùng để giết người, đã khiến cho hơn 100 nhà lãnh đạo công nghệ kêu gọi Liên Hiệp Quốc hãy cấm thứ vũ khí đó.

Nhóm lãnh đạo kinh doanh từ 24 quốc gia nói rằng công nghệ dành cho những thứ vũ khí tự điều khiển giết người đó đang được phát triển nhanh chóng, và có thể đe dọa nền an ninh thế giới.

Họ đã ký một bức thư ngỏ gửi cho Liên Hiệp Quốc. Thư này được công bố tại hội nghị lớn nhất thế giới về trí thông minh nhân tạo, ở Melbourne, Úc trong tháng qua.

Bức thư nói, “Các vũ khí tự điều khiển giết người đang đe dọa trở thành cuộc cách mạng thứ ba trong chiến tranh. Một khi được phát triển, chúng sẽ cho phép cuộc xung đột vũ trang được chiến đấu ở quy mô lớn hơn bao giờ hết, và ở những quy mô thời gian nhanh hơn so với mức con người có thể hiểu được. Đây có thể là những vũ khí khủng bố, tức loại vũ khí mà các bạo chúa và quân khủng bố dùng để đánh những người dân vô tội, và là những vũ khí bị tin tặc tấn công để ứng xử theo những cách thức không được mong muốn. Chúng ta không phải chờ lâu mới ra tay hành động. Khi cái hộp của Pandora được mở ra, thì sẽ rất khó mà đóng lại.”

Ông Elon Musk, giám đốc điều hành công ty chế tạo xe điện Tesla, nói rằng trí thông minh nhân tạo là mối nguy cơ cho thế giới, ở mức cao hơn so với Bắc Hàn, đem lạo cho nhân loại một lời báo động nghiêm trọng về sự gia tăng nguy hiểm của những chiếc máy tự điều khiển.

Trong một lá thư ngỏ được công bố cho công chúng hôm thứ Hai, ông Musk và 115 chuyên gia khác, chẳng hạn như Mustafa Suleyman, chuyên gia về trí thông minh nhân tạo thuộc công ty Alphabet, cảnh báo, “Một khi được phát triển, chúng sẽ cho phép cuộc xung đột vũ trang được chiến đấu ở quy mô lớn hơn bao giờ hết, và ở những quy mô thời gian nhanh hơn so với mức con người có thể hiểu được. Một khi được phát triển, họ sẽ cho phép xung đột vũ trang được chiến đấu ở quy mô lớn hơn bao giờ hết, và thời gian quy mô nhanh hơn con người có thể hiểu được."

Bức thư này bao gồm chữ ký của hàng chục tổ chức tại gần 30 quốc gia, trong số đó có Trung Quốc, Israel, Nga, Anh, Nam Hàn, và Pháp. Lá thư được gửi cho Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Một Số Vũ Khí Quy Ước. Mục đích của công ước này là hạn chế những thứ vũ khí “được coi là gây ra tổn thương không cần thiết, hoặc không thể biện minh được, cho các chiến sĩ, hoặc ảnh hưởng đến thường dân một cách bừa bãi,” theo Văn Phòng Đặc Trách Sự Vụ Giải Giới của Liên Hiệp Quốc cho biết. Bức thư đã được công bố trong một cuộc hội nghị về trí thông minh nhân tạo ở Melbourne, trước khi diễn ra các cuộc thảo luận chính thức của Liên Hiệp Quốc về vũ khí tự điều khiển. Những người ký tên đã lên tiếng khẩn cầu các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Quốc hãy ra sức ngăn chặn một “chạy đua vũ trang” về vũ khí tự điều khiển, và “tránh những tác động gây mất ổn định” của nền công nghệ mới nổi lên này.

Trong một bản phúc trình được công bố trong mùa hè này, Izumi Nakamitsu, người đứng đầu Văn Phòng Đặc Trách Sự Vụ Giải Giới, lưu ý rằng công nghệ này đang tiến triển nhanh chóng, nhưng việc điều tiết quy định không theo kịp. Bà chỉ ra cho thấy rằng một số điểm nóng quân sự trên thế giới đã bắt đầu có những chiếc máy thông minh, chẳng hạn như “những robot canh phòng” được đặt ở tình trạng tự điều khiển, tại khu vực phi quân sự giữa Nam Hàn và Bắc Hàn.”

Nakamitsu viết, “Hiện thời không có các tiêu chuẩn hoặc quy định đa phương bao hàm những ứng dụng quân sự của trí thông minh nhân tạo. Không muốn nghe ra như thể thích báo động, có một mối nguy hiểm rất thực là không có hành động nhanh chóng, thì việc canh tân công nghệ sẽ tiến nhanh hơn sự giám sát dân sự trong không gian này.”

Theo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) cho hay, các hệ thống vũ khí tự điều khiển đang được phát triển ở nhiều quốc gia được đại diện trong bức thư đó, “đặc biệt là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Israel, Nam Hàn, Nga, và Anh Quốc.”

Tổ chức này nói rằng mối lo ngại là người ta sẽ ít tham gia vào tiến trình lựa chọn và bắn vào mục tiêu, giữa lúc những chiếc máy thiếu óc phán đoán của con người bắt đầu đóng một vai trò quan trọng trong chiến tranh.

Các vũ khí tự điều khiển đều “vượt qua một ngưỡng đạo đức,” theo HRW cho biết.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT