Hoa Kỳ

Hoa Kỳ chấp nhận bò rừng là động vật hữu nhũ quốc gia

Wednesday, 27/04/2016 - 10:34:57

Nhưng theo ông Aune cho biết, các nhà bảo tồn nhận ra rằng nhiều người Mỹ không quen thuộc lắm với bò rừng, và không cảm thấy một mối liên kết đặc biệt với loài này. Đạo Luật Di Sản Bò Rừng Quốc Gia có thể tập hợp thêm nhiều người xung quanh chính nghĩa của họ.

WASHINGTON D.C. - Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo Luật Di Sản Bò Rừng Quốc Gia, khiến bò rừng Mỹ (bison) trở thành loài động vật có vú chính thức của quốc gia, và Thượng Viện sẽ nối tiếp vào cuối tuần này, sau đó, chỉ cần Tổng Thống Obama chấp thuận.Theo dự luật được thông qua hôm thứ Ba, ngày thứ Bảy đầu tiên của tháng 11 sẽ được gọi là Ngày Bò Rừng Quốc Gia. Điều này đem lại cho các nhà bảo tồn một ngày được chỉ định để mừng và đề cao hình ảnh của bò rừng nơi dân chúng nói chung. Dự luật này không ảnh hưởng đến bất kỳ chính sách hoặc hành động nào của chính phủ liên bang.
“Đó là một cách để làm những điều tốt đẹp cho bò rừng ở Bắc Mỹ, mà không cần phải dùng biện pháp điều tiết đại quy mô. Đó là một điều mang tính cách biểu tượng, nhưng thực sự đem lại nhiều cơ hội để nâng cao vị thế của loài này đối với công chúng Mỹ”. Keith Aune, giám đốc chương trình bảo tồn bò rừng của Hiệp Hội Bảo Tồn Động Vật Hoang Dã, nói như vậy trong một cuộc phỏng vấn. Để biện minh cho vị thế mới được tìm thấy, trong số nhiều lý do, Quốc Hội đã liệt kê việc sử dụng bò rừng trong lịch sử để làm một biểu tượng của Hoa Kỳ, và liên kết loài động vật có vú này với đời sống kinh tế và tinh thần của nhiều bộ lạc người Mỹ bản địa.

Bò rừng được coi là câu chuyện thành công lớn đầu tiên trong việc bảo tồn trên địa cầu. Đầu thế kỷ 20, số lượng bò rừng đã bị giảm xuống còn khoảng 1,000 con. Những công dân quan tâm, trong số đó có Teddy Roosevelt, là biểu tượng và tổng thống của Mỹ, đã thành lập Hội Bò Rừng Hoa Kỳ. Mục đích là giúp đưa 15 con bò rừng từ sở thú Bronx Zoo đến một nơi ẩn náu ở Oklahoma, từ đó loài động vật này có thể bắt đầu trở lại sinh sống ở miền Tây.

Theo ông Aune cho biết, nỗ lực bảo tồn lúc đầu được xúc tiến một cách chậm chạp. Nhưng một làn sóng quan tâm lợi ích thương mại đã đẩy nỗ lực ấy tiến tới vào giữa thế kỷ 20. Ông nói: “Chúng tôi biết thịt bò rừng là một loại thịt đỏ lành mạnh, ít cholesterol và chứa nhiều chất omega-3. Có bò rừng thương mại được nuôi trong tất cả 50 tiểu bang, thuộc quyền sở hữu tư nhân, để sản xuất thịt.Hiệp Hội Bảo Tồn Động Vật Hoang Dã tiếp tục làm tăng số lượng bò rừng ở miền Tây, cùng với Hội Đồng Bộ Tộc Buffalo và Hiệp Hội Bò Rừng Quốc Gia. Những tổ chức này đều quan tâm đến việc bảo tồn loài động vật có vú này, vì những lý do văn hóa và vì những mục đích chăn nuôi trong trang trại và sản xuất.

Nhưng theo ông Aune cho biết, các nhà bảo tồn nhận ra rằng nhiều người Mỹ không quen thuộc lắm với bò rừng, và không cảm thấy một mối liên kết đặc biệt với loài này. Đạo Luật Di Sản Bò Rừng Quốc Gia có thể tập hợp thêm nhiều người xung quanh chính nghĩa của họ.

Dân biểu Lacy Clay, (Dân Chủ-Missouri) đệ trình dự luật này vào ngày 25 tháng 6 năm 2015. Nghị sĩ John Hoeven (Cộng Hòa-North Dakota) đã kêu gọi tổ chức một cuộc họp báo vào sáng thứ Sáu, nơi ông sẽ loan báo rằng dự luật này hầu như là một thỏa thuận sau cùng.

“Đó là một cách để làm những điều tốt đẹp cho bò rừng ở Bắc Mỹ, mà không cần phải dùng biện pháp điều tiết đại quy mô. Đó là một điều mang tính cách biểu tượng, nhưng thực sự đem lại nhiều cơ hội để nâng cao vị thế của loài này đối với công chúng Mỹ”. Keith Aune, giám đốc chương trình bảo tồn bò rừng của Hiệp Hội Bảo Tồn Động Vật Hoang Dã, nói như vậy trong một cuộc phỏng vấn. Để biện minh cho vị thế mới được tìm thấy, trong số nhiều lý do, Quốc Hội đã liệt kê việc sử dụng bò rừng trong lịch sử để làm một biểu tượng của Hoa Kỳ, và liên kết loài động vật có vú này với đời sống kinh tế và tinh thần của nhiều bộ lạc người Mỹ bản địa.

Bò rừng được coi là câu chuyện thành công lớn đầu tiên trong việc bảo tồn trên địa cầu. Đầu thế kỷ 20, số lượng bò rừng đã bị giảm xuống còn khoảng 1,000 con. Những công dân quan tâm, trong số đó có Teddy Roosevelt, là biểu tượng và tổng thống của Mỹ, đã thành lập Hội Bò Rừng Hoa Kỳ. Mục đích là giúp đưa 15 con bò rừng từ sở thú Bronx Zoo đến một nơi ẩn náu ở Oklahoma, từ đó loài động vật này có thể bắt đầu trở lại sinh sống ở miền Tây.

Theo ông Aune cho biết, nỗ lực bảo tồn lúc đầu được xúc tiến một cách chậm chạp. Nhưng một làn sóng quan tâm lợi ích thương mại đã đẩy nỗ lực ấy tiến tới vào giữa thế kỷ 20. Ông nói: “Chúng tôi biết thịt bò rừng là một loại thịt đỏ lành mạnh, ít cholesterol và chứa nhiều chất omega-3. Có bò rừng thương mại được nuôi trong tất cả 50 tiểu bang, thuộc quyền sở hữu tư nhân, để sản xuất thịt.

Hiệp Hội Bảo Tồn Động Vật Hoang Dã tiếp tục làm tăng số lượng bò rừng ở miền Tây, cùng với Hội Đồng Bộ Tộc Buffalo và Hiệp Hội Bò Rừng Quốc Gia. Những tổ chức này đều quan tâm đến việc bảo tồn loài động vật có vú này, vì những lý do văn hóa và vì những mục đích chăn nuôi trong trang trại và sản xuất.
Nhưng theo ông Aune cho biết, các nhà bảo tồn nhận ra rằng nhiều người Mỹ không quen thuộc lắm với bò rừng, và không cảm thấy một mối liên kết đặc biệt với loài này. Đạo Luật Di Sản Bò Rừng Quốc Gia có thể tập hợp thêm nhiều người xung quanh chính nghĩa của họ.

Dân biểu Lacy Clay, (Dân Chủ-Missouri) đệ trình dự luật này vào ngày 25 tháng 6 năm 2015. Nghị sĩ John Hoeven (Cộng Hòa-North Dacota) đã kêu gọi tổ chức một cuộc họp báo vào sáng thứ Sáu, nơi ông sẽ loan báo rằng dự luật này hầu như là một thỏa thuận sau cùng.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT