Chuyện Nước Pháp

Hội chợ quốc tế về nghệ thuật xâm mình ở Paris (kỳ 1)

Wednesday, 18/05/2016 - 09:42:58

Danh từ Pháp “tatouage” đến từ chữ tatau gốc gác Tahiti (hòn đảo thơ mộng thuộc địa Pháp ở phía Nam Thái Bình Dương) với ý nghĩa là “vẽ vời, làm dấu, đập” trong chữ “ta” và chữ “atouas” chỉ định thần thánh (cụm từ Ta-atouas). Viên bác sĩ Pháp Berchon vào năm 1772 đã dùng chữ “tattoo” lúc ông đến thăm Tahiti, sau đó nó thành ra “tatouage” và ghi vào tự điển như thế kể từ năm 1863. 

Áp phích quảng cáo hội chợ xâm mình và hình ảnh một số nghệ sĩ quốc tế tham dự.

Tại thành phố lớn La Villette vào những ngày 4, 5 và 6 tháng Ba năm 2016 đã có tổ chức đại hội quốc tế về nghệ thuật xâm mình thuộc về thủ đô Paris ở nước Pháp. Đại hội đã được tổ chức trước đây vào năm 2013, 2014 và năm 2015 với các con số người dân thủ đô kể cả du khách đến thăm viếng là 15.000, 16.000, rồi tăng vọt lên tới 32.000 và riêng năm nay 2016 lên đến hơn 33.000 khách kỷ lục!

Trên phần đầu của tờ bích chương quảng cáo, có ghi hàng chữ “Tin-Tin giới thiệu” bên dưới là hình ảnh của bức tranh diễn tả nghệ thuật xâm mình của nước Nhật Bản Ichibay. Tin-Tin là tên hiệu của một nam nghệ sĩ làm nghề xâm mình tại Pháp. Nghề này tương đối khá mới mẻ ở Pháp và được chính thức công nhận từ năm 2003 nhờ nghệ sĩ Tin-Tin (tên hiệu lấy lại từ nhân vật trinh thám và chú chó trắng xinh xắn trong sách in những hình vẽ tay nổi tiếng bên Bỉ, tác giả đã từ trần) ở Paris và Rémy ở Etampes (thành phố nhỏ cách Paris 50 cây số) cùng thành lập Nghiệp đoàn nghệ sĩ xâm mình quốc gia (SNAT: syndicat national des artistes tatoueurs). Đến năm nay, họ đã có hơn 2000 hội viên và có tổ chức mướn luật sư, bác sĩ, thương gia cung cấp dụng cụ máy móc kèm theo nguyên liệu cần dùng... để tự bảo vệ ngành nghề trong việc chi thu rồi đóng thuế cùng là giữ gìn vệ sinh cho khách và chủ. Xâm mình ở Pháp càng ngày càng thông dụng, nghề này lấn qua luôn công việc xỏ kim qua mũi hay qua lưỡi cũng như qua vành tai (piercing, tiếng Anh) rồi gắn vào đó những món đồ trang sức tí hon xinh đẹp tùy ý khách hàng đã chọn lựa.

Một hình xâm (un tatouage, tiếng Pháp) là một bức tranh vẽ nghệ thuật nói chung trên đủ thứ đề tài để trang trí cơ thể bằng cách bơm mực vào da. Ngày xưa, hình xâm được dùng mực Tàu hay mực căn bản làm từ than đá hoặc dầu cặn đen; ngày nay mực dùng có pha thêm màu sắc phong phú sản xuất hàng loạt qua kỹ nghệ tiên tiến. Màu sắc thông thường chúng ta đã thấy nhiều rồi, lại có thêm thứ mực trong suốt vô hình chỉ trông thấy được dưới ánh sáng đen gọi là xâm UV hay blacklight theo tiếng Anh. Các bức hình xâm có thể thay đổi thường xuyên trên cơ thể người muốn dùng nó cho khỏi nhàm chán. Phương pháp xâm mình là chích mực dưới da nhờ kim hay vật nhọn. Mực được cho vào lớp da trung gian giữa 2 lớp ngoại bì và nội bì (épiderme, derme et hypoderme: da người chia làm 3 lớp từ ngoài vào trong là ngoại bì, lớp bì chính giữa và nội bì). Chiều sâu của kim chích vào để mực đọng lại trên da là từ 1 cho đến 4 phân mét (1 à 4 millimètres) tùy theo bộ phận cơ thể như ở tay, chân, bụng hay cổ và vai. Những nơi có da dầy nằm ở cùi chỏ, đầu gối và lưng. Từ xa xưa, nghệ thuật xâm mình đã có khắp nơi trên thế giới với nhiều nền văn minh khác nhau, tựu trung chủ đích của việc làm này xoay quanh tôn giáo, hình tượng, thẩm mỹ hoặc phong tục vào đời vì nó gây đau đớn khá lâu lúc bị kim châm. Nó còn dùng để ghi dấu thú vật chăn nuôi (gia súc), người nô lệ lúc xưa, hay tù nhân thời cổ đại.

Danh từ Pháp “tatouage” đến từ chữ tatau gốc gác Tahiti (hòn đảo thơ mộng thuộc địa Pháp ở phía Nam Thái Bình Dương) với ý nghĩa là “vẽ vời, làm dấu, đập” trong chữ “ta” và chữ “atouas” chỉ định thần thánh (cụm từ Ta-atouas). Viên bác sĩ Pháp Berchon vào năm 1772 đã dùng chữ “tattoo” lúc ông đến thăm Tahiti, sau đó nó thành ra “tatouage” và ghi vào tự điển như thế kể từ năm 1863.

Trong số các nghệ sĩ nhà nghề quốc tế trong hình chụp, tôi tìm ra cô gái Việt Nam trẻ trung, vui vẻ, rất thời đại trong ảnh chụp và tên là Kim-Anh Nguyễn đến từ Hòa Lan (Pays-Bas). Trên thân mình của cô gái này đầy hình xâm sẵn rồi, kèm theo bên cạnh ảnh cô Kim Anh là những bức xâm mẫu rất đẹp và theo đúng phong trào tân thời: chân dung một nữ sinh trang sức lạ lùng nằm trên cánh tay cùng với hình ảnh của chú cá ngựa biển cả đứng dưới chúa rừng xanh là con sư tử đực dũng mãnh. Theo nhà tổ chức ghi chú, có những nghệ nhân nổi tiếng nhiều nên khách hàng ưa chuộng và phải cẩn thận xem xét kỹ lưỡng giờ giấc để lấy hẹn với họ kẻo phải thất vọng vì họ quá bận rộn. Tôi theo cô Anh vào site web và thấy tài năng của cô gái trẻ: thiên hình vạn trạng! Từ thú vật tới hoa cỏ rồi đến con người và xuyên qua phong cảnh trữ tình, thôi thì đủ cả. Màu sắc thường thấy nổi bật nhất là màu đỏ sống động vô cùng, màu của sinh hoạt mạnh mẽ, màu gây sức nóng, màu hùng mạnh dũng cảm, màu của thứ chất lỏng tối thượng nuôi sống con người là máu tươi! Màu thứ nhì gần như luôn luôn đi đôi với sắc đỏ là thứ màu đối nghịch mà bạn đọc đã cảm thấy cùng lúc với tôi sau khi xem qua các bức xâm: đó là màu đen! Thật kỳ lạ, chúng ta gặp lại chân lý tương đối nhà Phật đã giảng dạy trong kinh sách của thầy Thích Thanh Từ (Chìa khóa Phật học 3 quyển do thầy Tuệ Hội in ấn theo lời giảng của Hòa Thượng ghi lại trong băng nhựa cũ). Màu đỏ của sự sống đối nghịch lại với màu đen của thần chết. Chúng cứ đi đôi với nhau và làm nổi bật lẫn nhau... trong các hình xâm mà không ai là không thấy điều đó.

Ntnd (còn tiếp 1 kỳ).

 

 

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT