Chuyện Nước Pháp

Hợp xướng ca ngợi Hòa Bình sau Chiến Tranh (kỳ 1)

Wednesday, 22/07/2015 - 08:03:40

Lễ kỷ niệm cả 2 cuộc thế chiến đã xảy ra: thứ nhất hơn 100 năm (1914-1918, thật ra là 101) và thứ hai (1939-1945) đúng 70 năm. Tôi xin tóm tắt lại nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh đầu tiên vì nó còn như một ngòi lửa bom nổ chậm...

Buổi lễ hòa nhạc kỷ niệm đến vào giữa năm nay, 2015, ngày chiều Chủ Nhật 14 tháng 6 tại vương cung thánh đường lớn nhất nơi tôi cư ngụ mang tên Saint-Epvre. Nhà thờ này có thể chứa được 600 người mời cộng thêm 200 ca sĩ hợp xướng thuộc giới nửa tài tử nửa chuyên nghiệp và ban nhạc phụ họa The Brass Band khoảng 30 nhân viên.

                Quảng cáo trình diễn tổng quát, góc phải là công tước và phu nhân vương quốc Áo 1914.

Lễ kỷ niệm cả 2 cuộc thế chiến đã xảy ra: thứ nhất hơn 100 năm (1914-1918, thật ra là 101) và thứ hai (1939-1945) đúng 70 năm. Tôi xin tóm tắt lại nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh đầu tiên vì nó còn như một ngòi lửa bom nổ chậm...
Thế chiến thứ nhất còn mang tên là cuộc đại chiến (la grande guerre) vì không ai nghĩ đến tương lai lại có thể nổ bùng ra trận chiến tương tự còn lớn hơn thế nữa. Nó xảy ra ở Châu Âu trước tiên rồi lan qua các đại lục khác, thật sự chấm dứt trên giấy tờ hợp pháp vào năm 1923 với hiệp ước Lausanne ký kết vào tháng 7 lúc mùa hè đang tới tại Thụy Sĩ. 60 triệu người lính tham gia đánh trận thuộc các quốc gia ở Châu Âu, Châu Phi, Trung Đông, vùng biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Châu Úc (Úc, Tân Tây Lan và Tân Ghi-Nê cùng nhiều đảo nhỏ rải rác). Có 9 triệu người tử trận và 20 triệu bị thương. Cùng lúc, có mấy cuộc chiến tranh cũng được ghi vào sử sách là trận diệt chủng người xứ Arménie với con số 1.500.000 nạn nhân (2/3 dân số) năm 1915, cuộc cách mạng lật đổ vua chúa người Nga năm 1916; thêm vào đó là trận dịch cảm cúm năm 1918 đã châm dầu vào lửa tàn sát thêm nhân loại khốn cùng.
Nguồn gốc chiến tranh bắt đầu ở tỉnh Sarajevo với cuộc ám sát công tước Francois-Ferdinand De Habsbourg sắp lên ngôi vua Áo - Hung Gia Lợi trong một chuyến công du qua xứ Bosnie còn thuộc về đế quốc Áo khi đó. Ông và phu nhân tháp tùng qua thăm Sarajevo với tư cách viên tổng thanh-tra quân lực. Thật ly kỳ và bi thảm vì có một vị linh mụcđã tiên tri trước hậu quả của chuyếnđi này nên khuyên canôngđừng lênđường. Linh mục nói, "Tôi trông thấy rất nhiềuđiều xấu sẽ xảy ra cho Ngài và nó cònđưa tới một trận chiến tranh quốc tế khủng khiếp hơn nữa..." Lại có thêm tin đồn cũng báo trước sẽ có khủng bố gây ra bởi đám giặc Bàn Tay Đen (La main noire) của nhóm chủ trương từ xứ Serbie chống lại nước Áo đang xâm chiếm họ. Vũ khí do nước Nga ủng hộ đưa đến tay bọn người thừa hành kèm theo các viên thuốc độc chứa cyanure cực mạnh để nếu bị bắt họ sẽ uống vào tự tử không khai báo ai chủ mưu. Bất chấp lời can gián, không sợ bị khủng bố tiêu diệt; công tước muốn cho phu nhân vốn là một thường dân sẽ tháp tùng chồng trong danh gia vọng tộc để được hưởng những tiếp đón long trọng mà bà không có ở tại Áo. Đây cũng là dịp kỷ niệm họ lấy nhau được 14 năm. Lúc đầu, bọn khủng bố chỉ muốn đưa ra kế hoạch ám sát một vị công chức cao cấp trong chính quyền mà thôi, bỗng nhiên tin tức cho biết cặp hoàng tộc sẽ qua thăm vào ngày Chủ Nhật 28 tháng 6. Thế là mũi dùi chĩa ngay vào họ.
Buổi sáng sớm khi hai nhân vật quan trọng ngồi trên xe được đoàn tùy tùng vây quanh tiến tới với đám đông nghẹt dân chúng tiếp đón thì các tên khủng bố (gồm 7 người không thiện chiến nên lọng cọng) ra tay. Một quả lựu đạn liệng vào xe, theo tin đồn chính ngài công tước đã bình tĩnh nhặt lấy nó và ném trở ra ngoài. Có nhiều người bị thương vàđượcđưa ngay vào bệnh viện. Thật ra, quả đạn đã văng trúng vai công tước rồi bật ra xe đi sau (gồm 6 chiếc) gây trọng thương cho các nạn nhân trong hoàng tộc. Đoàn xe khi đó toàn là xe mui trần rất dễ bị tấn công gây thương tích cho tài xế và người ngồi bên trong. Lúc ấy khoảng 10 giờ rưỡi sáng. Tên giặc gây rối thành công tạo hoảng loạn cho đám đông tưởng đã làm xong nhiệm vụ trong khi 2 tên khác có thủ súng lục lại không dám bắn vì sợ trúng phu nhân và vì có cảnh sát đứng kế bên. Hắn bỏ chạy và nhảy xuống sông sau khi uống viên thạch tín cực độc tự tử. Trớ trêu thay, sông cạn nhách không tới... 10 phân chiều sâu nên hắn ta bị lính bắt và dân chúng đập cho mấy cú đau điếng mà vẫn sống nhăn vì viên thuốc hoàn toàn không hiệu nghiệm. Coi như thất bại, các tên đồng lõa còn lại phân tán mỏng ra. Đoàn xe vương giả tiếp tục chạy thật mau đến tòa đô sảnh và công tước đã mắng khéo viên đô trưởng như sau: “Dân Bosnie thường hay tiếp đón người tốt bụng đến thăm bằng bom đạn vậy sao ?” Rồi do sự tốt bụng nói trên, ngài tỏ ý muốn đến thăm các nạn nhân đang ở nhà thương trước khi cả đoàn sẽ đi dùng cơm trưa. Than ôi, điều này đã quyết định chuyện sau đây. Viên tướng trách nhiệm bảo vệ đoàn xe ra lệnh đổi hành trình đến bệnh viện và thông báo cho chiếc xe đầu tiên. Vị bác sĩ trưởng trong xe lại quên nói với tài xế, ông này đi lạc nên kẹt đường phải quay đầu lại làm đờ-mi tua. Trong lúc lộn xộn như vậy, xe chở công tước và phu nhân cũng bị kẹt không di chuyển được vì vẫn còn người bao quanh nhìn ngó. Đúng lúc đó, tên sát thủ cầm súng lục tiến tới và bắn 2 phát đạn vào xe. Viên đầu xuyên qua cửa trúng bụng phu nhân, viên sau trúng cổ công tước. Cả hai đều từ trần trong vòng 15 phút sau khi được cứu chữa tại bệnh viện. Tên sát nhân uống thuốc và định tự tử bằng súng nhưng bị đám đông dằn lấy và bắt sống. Thì ra, hắn cũng tưởng là đồng bọn đã làm xong chuyện nên đi mua bánh mì ăn tạm đỡ đói rồi tình cờ nhìn thấy đoàn xe còn đó đang di chuyển qua cầu Latin. Hắn đến gần hơn để xem xét tình hình, đó cũng là lúc xe phải quay đầu chạy theo hướng khác nên kẹt cứng cả đoàn và tạo ra dịp tốt cho kẻ xấu ra tay thuận lợi!
Theo lời khai, vương quốc Áo ra tối hậu thư cho xứ Serbie phải giải quyết vụ ám sát này vì chính họ đưa vũ khí và huấn luyện (dù còn kém cỏi) cho bọn người Bosnie ở Sarajevo hành động. Mặc cho lời khuyên can sáng suốt của một công tước khác cảnh cáo rằng gây chiến với Serbie sẽ đụng tới Nga và làm nổ thế chiến vì Đức đứng sau lưng Áo, tối hậu thư vẫn được gửi đi. Thế là trong vòng 4 năm, chiến tranh xảy ra như ý muốn của những người bất chấp lời khuyên nhìn xa trông rộng.

Nguyễn Thị Ngọc Diễm (còn 1 kỳ)

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT