Chuyện Nước Pháp

Huyền hoặc mùa thu đến

Thursday, 13/11/2014 - 08:28:28

Đặc biệt, công thức phân tử diệp lục tố giống hệt hồng huyết cầu trừ nguyên tử chính giữa là sắt mà không là magnésium. Đúng là chất bổ dưỡng khi taăn lá (rau) nó giúp tái tạo máu người dễ hơn. Đồng thời, diệp lục tố biến chế thành dung dịch giúp cho cơ thể loại ra nhiều chất độc.

"Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoàiđường rụng nhiều và trên không có nhữngđám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệmhoang mang của buổi tựu trường. Buổi mai hômấy, một buổi maiđầy sương thu và đầy giá lạnh, mẹ tôiâu yếm nắm lấy tay tôi dắtđi trên conđường làng dài và hẹp. Conđường này, tôiđã quenđi lại lắm lần nhưng lần này bỗng nhiên tôi thấy lạ: hôm nay tôiđi học."

Đây là một đoạn trong bài viết thật hay trích ra từ truyện ngắn của nhà văn Thanh Tịnh do cô giáo dạy Việt Văn lớp đệ thất giảng giải cho nhiều lớp học gồm 65 bé gái tuổi từ 11 đến 12, trong đó có tôi, nơi trường công lập cách đây đã mấy chục năm rồi tại tỉnh Gia Định, thuộc nước Việt Nam Cộng Hòa.
Hiện giờ, tôiđang sống trực tiếp trong lòng mùa thu trên xứ người, Pháp quốc. Nơi tôi ở, có lá vàng rụng nhiều, có mây bay bàng bạc và có những cây đào mang sắc lá diễm lệ đẹp não nùng vì nay mai chỉ còn... trơ cành đứng đó xanh xao và gầy guộc tiếc nhớ thời hoàng kim. Đúng vậy, từ những đóa hoa hồng rực rỡ tươi sáng cả một vùng không gian tân thời có xe cộ qua lại hà rầm vào mùa xuân ấm áp, nay chỉ còn toàn thân mang lá mà thôi và lá đã ngả sang màu sậm tối. Di chuyển bằng xe hơi trong đại lộ tên là Châu Âu, một khoảnh khắc lá đỏ kéo dài chừng 5 phút thì hết, bước sang màu vàng tươi của loại cây khác. Nhìn thật kỹ, chúng ta sẽ thấy hãy còn các màu khác của lá thu đang chuyển mình chuẩn bị qua đông (xem hình).
Vào thu, các vùng đất thuộc bắc bán cầu có ngày ngắn dần đi và khí hậu lạnh lên từ từ. Pháp là một trong những nước như vậy. Cây cối đã ra hoa và quả, nay chuẩn bị chống chọi lại mùa đông buốt giá bằng cách rụng hết lá chỉ còn cành khô trơ trọi, cô độc để tiết kiệm năng lượng sống còn. Hằng tỷ chiếc lá sẽ rụng rơi trên khắp các nước thuộc vùng đất nói trên của quả địa cầu. Khung cảnh trở nên vô cùng huyền ảo và thần tiên vì màu sắc tuyệt diệu thay đổi không ngừng nghỉ nhưng lại không trực tiếp cảm nhận được bởi con người (đang bận bịu trăm công nghìn việc) trước khi cây trút hết lá cho chúng trở vào trong lòng mẹ thiên nhiên.
Từ màu xanh lá câyđầu tiên, lá chuyển sang ba màu chính là vàng, cam vàđỏ (không kể màuđồng). Vì sao có sự thayđổi thế này:đó là các sắc tố trong lá gây ra hiện tượngđổi màu. Chất diệp-lục-tố (chlorophylle) gây màu xanh lá là một phân-tử rất lớn với công-thức C55H70MgN4O6.
Chúng ta nhìn thấy 4 loại hóa chất trong công thức là than, 3 thứ khí hydrogen, ni-tơ, ốc xy và chất khoáng magnésium. Phân tử này không tan trong dung dịch tế bào lá và hấp thụ hai màu đỏ và xanh dương đến từ mặt trời soi chiếu xuống quả đất. Từ đó, có sự quang hợp (photosynthèse) do nước với thán khí mà tạo thành dưỡng khí và đường (phân tử gồm có 3 nguyên tố chính là C, H và O) nuôi dưỡng cây phát triển.
Diệp lục tố không phải là chất bền vững, nó lại bịánh sáng mặt trời hủy diệt. Suốt thời kỳ ấm áp, cây luôn luôn gây quang hợp để tái tạo chất xanh này. Nó đã giúp cho bầu khí quyển tràn đầy dưỡng khí trở lại. Vì vậy, rừng rậm Amazone được xem là buồng phổi của quả đất khi cây rừng qua lá hấp thụ khí độc và nhả dưỡng khí cùng năng lượng đường nuôi cây gián tiếp giúp cho các loài sinh vật khác cùng sống. Đây là phần màu xanh lá câyđãđược tái tạo liên tục suốt mùa xuân và hạ nhờ mặt trời và nhiệtđộấm. Trong nhàở chúng ta, lời khuyên khôngđể cây xanh trong phòng ngủ vì banđêm nó nhả ra nhiều thán khí không đúng lắm. Khí dơ do cây thải đi còn thấp kém hơn số lượng do chính chúng ta (và mèo chó) thở ra.
Đặc biệt, công thức phân tử diệp lục tố giống hệt hồng huyết cầu trừ nguyên tử chính giữa là sắt mà không là magnésium. Đúng là chất bổ dưỡng khi taăn lá (rau) nó giúp tái tạo máu người dễ hơn. Đồng thời, diệp lục tố biến chế thành dung dịch giúp cho cơ thể loại ra nhiều chất độc.
Một sắc tố khác bà con với củ cà rốt có mặt trong nhiều thứ cây khác tên là “carotène” (có màu cam). Chất này giúp lá hấp thụ quang lượng màu xanh dương và màu xanh dương, xanh lá cây pha trộn; vì sự phản chiếu tổng quát mà ta thấy có màu vàng. Cam diệp tố cũng là một phân tử rất lớn nên nó và diệp lục tốhợp lại trong cùng một chiếc lá hấp thụánh sángđỏ, xanh dương và lai xanh lá cây tạo màu tổng hợp là xanh lá cây. Tuy nhiên, vì diệp lục tố yếu hơn cam tố nên khi vừa chớm lạnh và mặt trờiđi ngủ sớm là chỉ còn cam tố sống sót tạm thời nên lá xanh chớm vàng đậm dần dần thành nhạt hơn rồi rụng đi.
Chất sắc tố thứ ba tên gọi là “anthocyanine” (đỏ, tím, xanh dương) trong lá hấp thụ ánh sáng màu xanh dương, màu lai xanh dương và xanh lá cây, cùng màu xanh lá cây nguyên chất; kết quả là màu đỏ. Trong khi 2 sắc tố đầu kết dính vào màng tế bào lá thì anthocyanine lại nằm ở chất nhựa chứa trong thân tế bào. Vì vậy, khi tế bào chất có tính chua hoàn toàn thì lá có màu đỏ tươi sáng, nếu chất chua ít đi thì lá có màu đỏ đậm hơi tối. Một thí dụ khác ở vỏ táo đỏ tươi hồng và các chùm nho đỏ đậm hơn cũng là thế.
Vào thu, vì nhiệt độ thành ra thấp dần (từ 12 độ trở xuống) nên một màng chắn bằng chất gỗ mỏng tanh xuất hiện giữa cuống lá và cành cây để nó móc vào đó. Thế là dòng nhựa dinh dưỡng bị chận lại và không lưu thôngđược nữa nên lá phải sống sót nhờ các chất bổ còn dự trữ cho đến khi cạn khô thì rụng đi và mất màu xanh. Một số cây có lá tổng hợp đường rất nhiều nên chuyển từ vàng sang đỏ nhờ chất thứ ba được tạo ra từ đường đậm đặc. Đó là những cây bàng, cây sồi, cây phong có lá đỏ rực đẹp tuyệt vời vào thu.
Nhiệt độ trong ngày ảnh hưởng lớn đến màu sắc lá thu. Nếu trời càng lạnh thì diệp lục tố càng bị hủy hoại nhanh chóng, nếu nhiệt độ trên độ đóng băng chút ít thì lá thành màu đỏ. Vì thế, khi trời lạnh, khô và rực nắng kèm theo đêm cũng hanh và không có băng giá thì lúc đó màu sắc lá thu sẽ rực rỡ thêm bội phần.
Những nước có mùa lá thu đẹp siêu đẳng thu hút khách du lịch đến nhiều nhất trên thế giới là: Hoa Kỳ với New England thuộc Đông-Bắc gồm 6 tiểu bang, Wisconsin và Michigan; Québec (Gia Nã Đại). Thủ đô Paris cũng rất thơ mộng với công viên - rừng Boulogne. Bài hát nổi tiếng khắp thế giới của Pháp là bài diễn tả vào thu mối tình chia lìa: Lá chết (Les feuilles mortes, Autumn leaves) của Jacques Prévert và Joseph Kosma.
Những cây có lá thay màu và rụngđi vào mùa thu là loại cây có phiến lá rộngđối nghịch lại với thứ có lá hình kim và xanh tươi quanh năm suốt tháng (thông và cây cùng dòng họ). Loại thứ ba dù trời lạnh lá vẫn tươi xanh: đó là thứ dây leo như dạ lý hương hoa thơm về đêm nức mũi hơn ban ngày (chèvrefeuille), cây hàng rào tốt tươi xanh rờn (troène, xuất xứ từ Ý, chùm hoa trắng nhỏ hình chuông hương thơm nồng). Vào thu, loài cỏ vẫn xanh mướt nên lá vàng hay đỏ rơi xuống lác đác liền nổi bật khiến cảnh đẹp thêm phần lãng mạn.

Ntnd

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT