Hôn Nhân, Cuộc Sống

Kết hôn với công việc (kỳ 2)

Sunday, 18/09/2016 - 09:43:45

Sự đồng cảm, vốn là điều thông thường khi một mối quan hệ tình cảm gặp phải thất bại, được coi là không phù hợp, nếu không bị coi là vô lý, khi được áp dụng cho một mối quan hệ công việc.

(Đây là bài viết của bà Ilene Philipson, được lược dịch lại sau đây để trình bày một đề tài khá phổ biến trong thời đại hiện nay. Bài 1 đã đăng thứ Hai tuần trước.)

Tôi cần họ mọi thứ

Nhìn bên ngoài, câu chuyện của “Thanh” một bệnh nhân mới của tôi, dường như khá khác với Lan. Thanh là một người đàn ông cao gầy gò sống với vợ và một đứa con trai riêng của vợ trong một ngôi nhà ở vùng ngoại ô đã 20 năm. Thanh làm việc cho một công ty lâu đời nhất ở thung lũng điện tử Silicon Valley đã 27 năm.

Thanh xin nghỉ việc ngắn hạn vì lâm bệnh bởi sự căng thẳng tại sở làm. Anh cảm thấy không thể trở lại nơi làm việc vì bị làm nhục. (Getty Images)



Là người có một câu chuyện thành công thực sự ở Mỹ, Thanh cưỡi lên làn sóng của cuộc cách mạng công nghệ cao, từ chức vụ nhân viên phòng thư tín anh vươn lên tới chức vụ quản đốc quảng cáo.

Bởi vì anh chưa bao giờ làm việc cho bất kỳ chủ nhân nào khác, chuyện anh lệ thuộc cảm xúc vào công việc của anh dưuờng như vượt quá bất kỳ cảm giác nào mà anh có đối với một người khác. Anh nói “Tôi nay ra sao là nhờ họ cả. Nếu họ không đặt niềm tin vào tôi, thì tôi có lẽ tôi vẫn đang làm việc ở mức lương tối thiểu. Tôi thương yêu vợ tôi, nhưng tôi cần chủ nhân của tôi về mọi thứ.”

Tại chỗ làm của anh, mỗi người làm việc, kể cả giám đốc điều hành, chiếm một thứ bậc nào đó trên thang điểm từ 1 tới 100, với 1 là thấp nhất. Thanh bị ám ảnh với các cấp bậc và các thứ hạng. Anh là một người đứng thứ “59”; quản đốc của anh một người đứng thứ “63”.

Trong ba năm, Thanh không có bất kỳ một tiến bộ nào. Anh liên tục suy nghĩ về chuyện làm thế nào “để rời khỏi thứ hạng những chữ số 50” và thăng tiến sự nghiệp của anh. Khi một công việc mới ở phân ban khác được mở ra, Thanh xin làm công việc ấy.

Mặc dù anh thừa nhận anh thực sự không đủ trình độ cho công việc ấy, anh vẫn gây áp lực để quản đốc bộ phận giao cho anh ta chức vụ ấy. Anh nói, “Đó là tấm vé thăng tiến của tôi. Tôi muốn tự động là một người ở bậc 63.”

Một khi đã ở trong công việc mới của anh, Thanh đã bị choáng ngợp. Anh không hiểu hệ thống điều hành, và vì quá sợ nên không dám đặt ra các câu hỏi, vì lo ngại rằng những người đã thuê anh sẽ xem anh giống như là điều mà anh nghĩ mình là – một kẻ lừa đảo.

Anh ra sức cố gắng, xuất hiện chứng đau mãn tính ở cổ và vai, và anh càng ngày càng trở nên cáu gắt với gia đình. Lần đầu tiên trong đời, anh đã bày tỏ “cơn giận dữ khi lái xe trên đường,” khi anh phải mất hai tiếng đồng hồ cho mỗi chuyến lái xe tới hoặc rời công ty “đã làm cho anh trở nên chính anh”.
Sau ba tháng làm công việc ấy, Thanh đang ngồi trong một cuộc họp nhóm với người quản đốc mới của anh, một người đàn ông trẻ hơn anh 15 tuổi và có văn bằng MBA từ một trường kinh doanh có uy tín.
Viên quản đốc nhìn chằm chằm vào Thanh trong thời gian dường như là vô tận, và sau đó yêu cầu anh đưa một bản báo cáo, nói bằng một giọng mỉa mai. Thanh bắt đầu phát chứng thở gấp, phải rời khỏi phòng, và vội vã đến trạm y tế của công ty, trong một cơn hoảng loạn hết cỡ.

Thanh hiện đang nghỉ việc vì thương tật ngắn hạn. Anh cảm thấy anh không thể trở lại nơi làm việc của anh, vì anh bị làm nhục. Anh tin rằng không có công việc nào khác cho anh, bất chấp bản lý lịch xuất sắc của anh. Cơn giận dữ về quản đốc mới của anh, người đã làm nhục anh, là có thể nhận thấy được.
Thanh nói rằng anh có thể đồng cảm với những người cảm thấy bị phản bội và đâm ra giận dữ điên khùng tại nơi làm việc. Anh nói, “Tôi biết tôi sẽ không bao giờ làm bất cứ điều gì như thế, vì vậy bạn không phải lo lắng rằng bạn có kẻ khờ ấy trên tay bạn, nhưng tôi có. Tôi không bao giờ có thể hiểu thứ ấy trước khi chuyện này xảy ra với tôi.

Công việc không phải là cuộc sống của bạn

Mặc dù có những điểm khác biệt về giới tính và chủng tộc, Lan và Thanh chia sẻ cảm giác rằng chuyện bị chia lìa khỏi thế giới của công việc là cuộc lưu vong rời khỏi cuộc sống. Cả hai đều nhìn vào công việc của họ để tìm kiếm cảm giác về sự an toàn cảm xúc, lòng tự trọng, và sự thuộc về nhau.

Bù lại cho việc cung cấp những điều mà các nhân viên cảm nghiệm như là những môi trường nuôi dưỡng, những người chủ của Thanh và Lan hưởng lợi rất nhiều từ chuyện có được những người làm việc tôn sùng các công ty của họ, làm việc nhiều giờ, và sẽ làm bất cứ công việc nào để nhận được sự chấp thuận của các đốc công của họ.”

Việc phục hồi cảm xúc cho Lan, Thanh, và những người khác bị trường hợp như họ không phải là chuyện dễ dàng. Mặc dù những người Mỹ đang dành những khối lượng thời gian và năng lực cho công việc của họ, nhưng không có những thể chế xã hội, những khung ý nghĩa, hoặc thậm chí những từ ngữ, để chỉ một cuộc “ly dị” khỏi một công việc được đánh giá cao.

Sự đồng cảm, vốn là điều thông thường khi một mối quan hệ tình cảm gặp phải thất bại, được coi là không phù hợp, nếu không bị coi là vô lý, khi được áp dụng cho một mối quan hệ công việc.

Những nhân viên “bị ly dị” thường ít khi tìm thấy lời khuyên từ những cột báo trong những phần của nhật báo dành cho kinh doanh. Và những phần này thường đề cao những đức tính như “linh hoạt uyển chuyển,” “có thể quảng cáo được,” và đối xử với bản thân như là một công việc kinh doanh.

Những tình cảm chiếm ưu thế hơn chỉ là “cứ tiếp tục; gửi những bản resume ấy đi; chỉ có những người yếu, hoặc bị bị suy giảm về mặt tâm lý, ù lỳ có thể vẫn còn gắn bó về mặt cảm xúc với một công việc.”
Cuối cùng, nhiệm vụ cho những người ở vào vị trí của Thanh và Lan là tìm sự kết nối, lòng tự trọng, bản sắc riêng, và một cảm giác về sự sinh động ở bên ngoài công việc, ngay cả khi thỏa mãn một số nhu cầu trong công việc. Việc bỏ tất cả các quả trứng vào cùng một giỏ, đồng nghĩa chỉ đầu tư vào một lãnh vực của cuộc sống và loại trừ tất cả những lĩnh vực khác, là điều làm giảm bớt những gì mà một người có thể làm, và báo trước nỗi đau khổ nếu lĩnh vực độc nhất ấy thất bại.

Phải nhìn nhận rằng, nhiệm vụ này là một điều khó khăn, thật đáng tiếc cho các gia đình và sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, việc nhường lại cuộc sống cảm xúc của chúng ta cho các công ty, với mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận và quyền lực, là một hành động với những hậu quả chính trị và tâm lý có một không hai.

Tôi muốn lập luận rằng chỉ có thông qua việc xây dựng các nguồn và bản sắc cũng như cộng đồng nằm bên ngoài tầm kiểm soát của các công ty, thì chúng ta mới có thể chống lại sự thống trị của công việc trên cuộc sống và cảm xúc của chúng ta, bằng cách tạo ra những nghiệp đoàn với hình thức mới, các tổ chức tình nguyện, các nhóm thảo luận trên mạng internet, các chương trình 12 bước và liệu pháp nhóm, và các đội thể thao, tất cả đều là những ví dụ về cách thức chúng ta có thể duy trì mối liên kết với những người khác ở bên ngoài công việc của chúng ta.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT