Hoa Kỳ

Khám phá hành tinh ‘anh em’ giống Trái Đất

Saturday, 17/05/2014 - 11:40:55

Các nhà thiên văn học đã khám phá ra cái mà họ nói là hành tinh giống Trái Đất nhất được phát giác từ trước đến nay – một thế giới bằng đá xa xăm, có kích thước giống như hành tinh của chúng ta, và quay chung quanh trong một khu vực thuận tiện cho sự sống chung quanh một ngôi sao xa tít.



Hình vẽ mô phỏng hành tinh Kepler-186f giống Trái Đất của NASA.

Cơ quan không gian NASA cho biết rằng hành tinh Kepler-186f, đang xoay quanh một ngôi sao cách xa 500 năm ánh sáng trong một khu vực mà loài người có thể sống được, có thể được xem là “anh em họ của Trái Đất.”

Các nhà thiên văn học đã khám phá ra cái mà họ nói là hành tinh giống Trái Đất nhất được phát giác từ trước đến nay – một thế giới bằng đá xa xăm, có kích thước giống như hành tinh của chúng ta, và quay chung quanh trong một khu vực thuận tiện cho sự sống chung quanh một ngôi sao xa tít.

Được công bố trong tháng Tư, việc khám phá này gây hào hứng cho những người săn tìm các hành tinh, từ nhiều năm nay họ dò khắp dải Ngân Hà để tìm những địa điểm có thể ở được nằm bên ngoài thái dương hệ của chúng ta. Đó là vùng mà các nhà thiên văn học gọi là “khu vực Goldilocks,” ở đó không quá nóng hoặc không quá lạnh cho sự sống.

Hành tinh này đã được tìm thấy bởi viễn vọng kính Kepler của NASA bay quanh quỹ đạo. Kính thiên văn này nghiên cứu các tầng trời để tìm những sự thay đổi tinh tế về độ sáng có thể cho thấy một hành tinh quay chung quanh đang đi qua trước mặt ngôi sao. Từ những sự thay đổi này, các nhà khoa học có thể tính toán kích thước của một hành tinh và làm những suy luận chắc chắn về cấu tạo của nó.

Được đặt tên là Kepler-186f, thiên thể mới được phát hiện này quay chung quanh một ngôi sao lùn màu đỏ nằm cách địa cầu 500 năm ánh sáng, trong chòm sao Thiên Nga. Một năm ánh sáng là gần 9.5 ngàn tỷ cây số.

Hành tinh này lớn hơn gấp chừng 10 phần trăm so với trái đất, và rất có thể có nước ở dạng lỏng – một thành phần quan trọng cho sự sống – trên bề mặt của nó, theo các nhà khoa học nói, bởi vì nó nằm ở rìa ngoài của vùng nhiệt độ sinh sống được nằm chung quanh ngôi sao của nó – địa điểm tuyệt vời nơi mà ao hồ, sông suối hoặc các đại dương có thể tồn tại, mà không đóng băng thành dạng rắn hoặc nóng sôi lên bốc hơi đi mất.

NASA bắt đầu phóng viễn vọng kính không gian Kepler của họ lên không gian vào năm 2009, để tìm kiếm khoảng 150,000 ngôi sao mục tiêu, nhằm dò tìm những dấu hiệu của bất kỳ hành tinh nào đi ngang qua, liên quan đến điểm nhìn của viễn vọng kính. Trong năm ngoái, Kepler đã bị ngưng hoạt động vì gặp trục trặc trong hệ thống định vị.

Việc phân tích các dữ liệu do Kepler lưu trữ vẫn tiếp tục. Từ cây cần quan sát của Kepler, một hành tinh có kích thước và vị trí của Trái Đất quay quanh một ngôi sao giống mặt trời sẽ mờ đi chỉ khoảng từ 80 đến 100 photon trên mỗi một triệu photon khi nó đi ngang qua.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT