Chuyện lạ bốn phương

Khám phá hóa thạch bọ săn mồi 151 triệu năm

Friday, 05/06/2020 - 07:18:56

Hóa thạch côn trùng được lưu giữ hầu hết phần bụng, hai bộ phận của cánh trước và có thể cả phần đầu của con vật.


Xác bọ được dùng để so sánh với hóa thạch bọ trên miếng đá. (Courtesy Utah State Parks)

 

UTAH - Một nhóm các nhà cổ sinh vật học từ Utah và Argentina vừa thông báo về phát hiện một hóa thạch côn trùng 151 triệu năm ở hệ tầng Morrison, đông nam tiểu bang Utah Các nhà khoa học từng tìm thấy hóa thạch của nhiều sinh vật khác tại đây như khủng long Apatosaurus, Allosaurus và Stegosaurus.

Hóa thạch côn trùng được đặt tên là Morrisonnepa jurassica, lưu giữ hầu hết phần bụng, hai bộ phận của cánh trước và có thể cả phần đầu của con vật. Đây là hóa thạch côn trùng thứ hai từng phát hiện tại hệ tầng Morrison, theo Sở Tài nguyên thiên nhiên Utah (Utah DNR) cho biết.

"Chúng tôi đã luôn mong muốn tìm thấy hóa thạch côn trùng thật sự tại Morrison. Tuy nhiên, điều đó không thành hiện thực cho đến khi hóa thạch đầu tiên được phát hiện vào năm 2011,” ông John Foster, nhà cổ sinh vật học tại Bảo Tàng Lịch Sử Thiên Nhiên Utah, cho biết.

Morrisonnepa jurassica dài khoảng 2 inches, là bọ săn mồi kích thước lớn. Nó là thành viên của nhóm côn trùng Nepomorpha (bọ nước), thuộc bộ Cánh nửa, và có liên hệ với họ Belostomatidae (bọ nước khổng lồ) hiện đại.

Những họ hàng hiện đại của Morrisonnepa jurassica thường ăn thịt động vật không xương sống như ốc hay động vật giáp xác. Tuy nhiên, chúng cũng săn một số động vật có xương sống như cá, các loài lưỡng cư và rắn.

Các nhà khoa học lần đầu phát hiện Morrisonnepa jurassica vào năm 2017 và nghiên cứu cho đến nay, theo Utah DNR. Hóa thạch này hiện nằm trong bộ sưu tầm cổ sinh vật của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Utah.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT