Hôn Nhân, Cuộc Sống

Khi con cái cãi lại cha mẹ

Sunday, 01/03/2015 - 09:38:24

Chúng ta có một cách thức khác. Cách này không những chặn lại hành vi thô lỗ và bất kính khi nó diễn ra, mà còn dạy dỗ được con nữa.

(Getty Images)

 

Khi một đứa trẻ đang tỏ thái độ bất kính bằng lời nói, hoặc khi nó “cắn một người nào đó về mặt cảm xúc,” theo lối ở nhà chúng ta gọi hành vi ấy, thì cha / mẹ dựng bức tường phòng thủ lên, và hét ngay lại vào mặt nó!
Có một độc giả từng thắc mắc về chuyện làm thế nào “để chế ngự được cơn giận của mình, khi đối xử với những đứa trẻ chống đối.”
Hầu hết những bậc cha mẹ nào đang có lời lẽ xấu xa, la hét vào chúng, đều sẽ bị phản ứng. Câu hỏi được đặt ra là “có một cách lựa chọn khác hay không?” Vâng, có.
Trước tiên, hãy tin chắc là cha mẹ không nên bị coi thường, hoặc phải chịu đựng bất cứ kiểu thô lỗ cảm xúc nào, nhưng chuyện đó vẫn cứ xảy ra. Một khi điều đó xảy ra, thì một người cha / mẹ cảm thấy như thể chỉ có một điều phải làm để ngăn chặn nó: đó là trừng phạt!
Chúng ta có một cách thức khác. Cách này không những chặn lại hành vi thô lỗ và bất kính khi nó diễn ra, mà còn dạy dỗ được con nữa.
Bạn có nhớ lại khi tiếng khóc của em bé là hình thức giao tiếp duy nhất của nó hay không? Hành vi ứng xử thô lỗ thiếu tôn trọng cũng là một hình thức giao tiếp. Thái độ thiếu kính trọng bằng lời nói và những ngôn từ thô lỗ là một biểu hiện không ổn định của những tình cảm không được diễn đạt ra bằng ngôn từ. Những cảm giác ấy cần phải được giải tỏa, nếu không thì đủ thứ chuyện có thể xảy ra.
Khi một đứa trẻ đang thét ra những những điều khủng khiếp vào tai bạn, thì điều đầu tiên bạn cần phải ý thức là bạn muốn hét lại, “Con dám nói chuyện với ba / mẹ cha cách này sao!” hoặc “Con nghĩ con là ai?” hay là “Con hư quá rồi!”
Tôi sẽ không nói dối đâu; chuyện con cãi lại thường làm chúng ta khó chịu, và muốn trả đũa là là điều bình thường. Nhưng la hét và trừng phạt để phản ứng lại đều không giải quyết hoặc giải quyết được những cảm giác ban đầu đã làm cho con mình trở nên hỗn. Những điều ấy không dạy một đứa trẻ biết cách chế ngự những đợt cơn sóng dữ dội mà nó đang cảm thấy. Trừng phạt đứa trẻ chỉ làm cho nó nuốt lấy những cảm xúc mãnh liệt của nó, và sẽ chỉ gây ra chính những cảm xúc ấy phun trào ra lại dưới một hình thức khác nhau.
Các bậc cha mẹ thường có xu hướng nghĩ rằng trẻ em cố ý nổi giận. Con của bạn không biết nó nổi giận bằng cách nào. Cơn giận của nó là một bí ẩn đối với nó. Đó cũng là một tiếng kêu cứu.
Đối với một đứa trẻ, thực sự nổi giận được cảm thấy như là đáng sợ, như thể nó vượt ra khỏi tầm kiểm soát, và những cảm xúc của nó có một cuộc sống riêng của chúng.
Khi bạn nói, “Ngưng lại ngay,” thì nó nghĩ, “Được thôi, nhưng làm thế nào con chặn lại được cơn sóng cảm xúc này? Xin chỉ cho con, chứ đừng phạt con.”
Cha mẹ cần phải chấp nhận rằng những cảm xúc mãnh liệt là một phần của việc lớn lên. Bạn nơi an toàn của chúng; bạn cần dạy con cách thức đối phó với những cảm xúc không ổn định, bằng cách chính mình làm điều đó. Làm cách nào? Bằng cách cho nó thấy một cái gì đó khác hơn so với việc phản ứng, trả thù, và la hét vào nó.
Hãy thử tưởng tượng trong một lát rằng cha mẹ và một đứa trẻ đang đứng đối diện nhau. Căng dài ra giữa hai bên là một sợi dây thừng. Khi trẻ la hét, nó kéo sợi dây và buông ra. Một làn sóng cảm xúc tuôn ra khỏi đứa trẻ và di chuyển xuyên qua sợi dây và đánh vào cha mẹ của nó. Bây giờ bị bao phủ trong mớ nhầy nhụa cảm xúc tưởng tượng, cha mẹ kéo sợi dây khi hét lại. Chuyện này trở thành một cuộc chiến tranh, một cuộc chiến cảm xúc.
Để cho cha mẹ dạy một đứa trẻ cách thức xử trị một cơn sóng cảm xúc mãnh liệt, cha mẹ phải thả tay và buông sợi dây thừng ra, nhờ đó mà ngăn chặn được cuộc chiến tranh, trước khi có thể bắt đầu nói chuyện hoặc giải quyết. Đây là bước ngoặt quan trọng. Bạn đã chặn lại không để cho sự việc tiếp tục leo thang, và đã chuyển mọi sự về hướng giải quyết.
Con của bạn sẽ tìm cách làm cho bạn nhập cuộc lại. Nó sẽ hét lên những lời lẽ dữ dằn vào bạn, và nó sẽ tỏ thái độ thô lỗ. Bạn cứ lặng thinh. Đừng nhập trận lại nữa, đừng lượm sợi dây lên! Khi con bạn nhận thấy bạn không vào lại trận chiến nữa, nó cũng sẽ nhận ra rằng nó đã ra khỏi vòng chiến đấu. Bây giờ là lúc ra tay hành động.
Bạn có thể nói, “Khi con thấy bực bội đến như vậy, cần phải bình tĩnh lại trước đã, đập vào cái gì đó cho hả giận (thông qua tập thể dục, hoặc bất cứ nguyên tắc nào trong ngôi nhà của bạn), sau đó hãy nói chuyện với ba /mẹ.” Một khi con bạn đã xả giận, hãy mời nó nói chuyện. “Bây giờ con hãy bắt đầu bằng một lời xin lỗi, và chúng ta hãy nói về một cách bình tĩnh về những cảm xúc của con.”
Bằng cách buông sợi dây thừng ra và chấm dứt cuộc chiến cảm xúc, bạn có thể nhận tiến tới bước ngoặt quan trọng, và chuyển hướng mọi sự về phía giải quyết, thay vì cứ giữ cho “cuộc chiến tranh tiếp diễn, bằng cách la hét và trừng phạt.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT