Thế Giới

Khoa học gia vũ trụ Stephen Hawking qua đời

Wednesday, 14/03/2018 - 10:41:19

Vượt lên tất thảy, ông làm được những điều đó trong khi bản thân mắc phải chứng bệnh thần kinh cực kỳ nghiêm trọng, khiến ông bại liệt toàn thân, đồng thời mất đi khả năng nói chuyện. Ông chỉ có thể giao tiếp nhờ vào một hệ thống máy tính được cấy ghép vào lồng ngực.

LONDON - Ông Stephen Hawking đã từ trần ở tuổi 76. Ông nổi tiếng với thuyết vụ nổ vũ trụ 'The Big Bang' và cuốn 'Lược sử thời gian'.


Ông Stephen Hawking trong một buổi thuyết trình qua vệ tinh tại Pasadena, Nam California đầu năm 2010. Ông phải ngồi xe lăn, không thể nói chuyện trong hơn nửa thế kỷ. (Frederick M. Brown/ Getty Images)

Trong thông báo chung gởi đến báo chí ngày thứ Tư, ba con của ông là Lucy, Robert và Tim viết: “Chúng tôi vô cùng đau buồn vì người cha yêu quý của chúng tôi đã ra đi ngày hôm nay. Ông là một nhà khoa học vĩ đại và là một người đàn ông phi thường, công trình nghiên cứu và di sản của ông sẽ còn tồn tại theo thời gian."

Lucy, Robert và Tim cũng ca ngợi sự "can đảm và kiên trì" của ông Stephen Hawking, nói rằng "sự sáng tạo và tính khôi hài" của ông đã khích lệ tinh thần mọi người trên toàn thế giới.

Ông Stephen Hawking sinh ngày 8 tháng 1, 1942, là một nhà vật lý lý thuyết, nhà vũ trụ học nổi tiếng thế giới. Ông được biết đến với các công trình nghiên cứu mang tính đột phá về hố đen và thuyết tương đối tổng quát, đồng thời là tác giả nhiều cuốn sách khoa học nổi tiếng.

Ông được nhắc đến nhiều với thuyết vụ nổ vũ trụ "The Big Bang" và cuốn Lược Sử Thời Gian viết về vũ trụ. Những tác phẩm này được mệnh danh là quyển "best sellers chưa đọc," ý nói rất nhiều độc giả đã mưa nó nhưng đa số không ai thấu hiểu nổi lượng kiến thức sâu thẳm trong đó, thậm chí không thể đọc hết.
Năm 1963, Stephen Hawking được chẩn đoán bị bệnh xơ cứng teo cơ và được chẩn đoán chỉ có thể sống thêm vài năm. Tuy nhiên ông đã sống thêm hơn nửa thế kỷ tới ngày nay, đồng thời tiếp tục tỏa sáng trong sự nghiệp khoa học.

Những thành tựu to lớn không ai làm được lại đến từ một thân thể gặp quá nhiều khó khăn. Đó là lý do Stephen Hawking được gọi là thiên tài. Khi tới 8 tuổi thì ông mới biết đọc, từng là một sinh viên lười, nhưng với ý chí cộng với sự thông minh tuyệt vời, ông đã trở thành một khoa học gia về vũ trụ mà không ai sánh kịp trong nửa thế kỷ qua. Những lý thuyết của ông đã khiến cho khoa học phải thay đổi tư duy về bản chất của vũ trụ.

Vượt lên tất thảy, ông làm được những điều đó trong khi bản thân mắc phải chứng bệnh  thần kinh cực kỳ nghiêm trọng, khiến ông bại liệt toàn thân, đồng thời mất đi khả năng nói chuyện. Ông chỉ có thể giao tiếp nhờ vào một hệ thống máy tính được cấy ghép vào lồng ngực.

Vào giai đoạn cuối đời, căn bệnh của Hawking đã khiến ông hầu như bị tê liệt toàn thân, và gần như không thể nói chuyện được nữa dù phải dùng đến máy móc hỗ trợ. Đây cũng là một yếu tố khiến nhiều người nhìn nhận ông là một thiên tài, khi các thành tựu quá lớn được tạo ra dưới một thân thể vô cùng bất lợi.
Một số người cho rằng đôi khi vì những khó khăn về mặt thể chất mà Hawking có thể đưa ra được những ý tưởng xuất sắc. Như Kip Thorne, nhà vật lý từ Viện công nghệ California - người thường xuyên cộng tác với Hawking cũng đồng ý với quan điểm này.

"Có thể vì căn bệnh mà ông có thể đưa ra những hướng tư duy rất mới. Ông có thể tập trung hết khả năng tư duy xung quanh một vấn đề, và đưa ra những ý tưởng vượt ngoài khuôn khổ," ông Thorne nói.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT