Đạo và Đời

Kinh Pháp Bảo Đàn (Kỳ 9)

Wednesday, 02/04/2014 - 10:48:57

Chắc trong các bác và các anh chị đã có những người như vậy rồi. Nhiều khi các bác gặp một người và hỏi “nói chuyện đạo được không?” Không. Nhưng nhiều khi các bác nói chuyện trong ngành nghề của mình, có những ngành nghề có chân lý rất hay, mình cứ nói hoài, không ngừng.

Thầy Hằng Trường
 
Chắc trong các bác và các anh chị đã có những người như vậy rồi. Nhiều khi các bác gặp một người và hỏi “nói chuyện đạo được không?” Không. Nhưng nhiều khi các bác nói chuyện trong ngành nghề của mình, có những ngành nghề có chân lý rất hay, mình cứ nói hoài, không ngừng.

Có nhiều câu chuyện rất cảm động, thí dụ có hai người, thầy quên tên của họ, nhưng họ rất hợp nhau. Lần đầu gặp, nói xong một câu chuyện, là họ hợp với nhau, biết rằng chuyện này chỉ hai người có thể nói với nhau. Té ra họ là hai người sáng chế một món đồ, mà bây giờ thầy xin lỗi đã quên là món gì. Nhưng câu chuyện cảm động ở chỗ là họ gặp nhau lần đầu tiên, khi nói với nhau, họ chỉ biết một chuyện đó thôi, mà nói liên tục 7, 8 giờ.

Thưa bác, đạo tình cũng vậy. Tình cảm giữa ngũ tổ và lục tổ là đạo tình. Không phải mình tới nói với người khác là mình giác ngộ; mà người giác ngộ là người cực kỳ khai mở và người đã giác ngộ rồi, như lục tổ, cũng cực kỳ khai mở. Họ nói chuyện, không phải chỉ một người nói một người nghe, mà có sự trao đổi qua lại. Đó là điều hứng thú nhất. Chúng ta không hiểu hai người nói gì, nhưng chúng ta hãy thử tưởng tượng ra, chúng ta không ngừng có những trao đổi qua lại với người khác.

Thí dụ bác gặp thầy và hỏi: “How are you?” Đó là một trao đổi. Rồi bác lại nói: “Do you eat yet?” Là trao đổi thứ hai. Sự trao đổi này được gọi là transition analysis, tức là cách chúng ta trao đổi qua lại khi nói chuyện với nhau. Nếu Ngũ tổ gặp ngài Huệ Năng 7, 8 tháng mà không nói, thì mức độ họ cần nói nhiều lắm. Vì nếu mỗi ngày đáng lẽ nói 5, 7 câu; nay tích tụ tới 7, 8 tháng thì sẽ nói nhiều lắm. Cho nên trong đoạn này, chúng ta cần tin rằng hai người họ nói với nhau rất nhiều, nhất là dân miền Nam, vùng Quảng Đông, vốn dĩ nói rất nhiều.

Tổ sư có nói:

“Ngày xưa, ngài tổ sư Đạt Ma tới xứ này, người ta không ai tin Phật pháp cả, cho nên phải truyền y bát để người ta tin rằng đây là Bồ Đề Đạt Ma từ đức Phật xuống, đây là áo và bát của Phật, truyền ra. Chư Phật từ xưa tới này truyền bản thể, truyền cái tâm, y bát là vật để ấn chứng rằng đây là một cái dòng mà thôi. Đó là một điều tốt, nhưng không ngờ bây giờ y bát lại tạo nên sự tranh chấp. Con người ta càng lúc càng phân hóa, sự ganh tỵ càng cao. Cho nên tới đời của con thì thôi, đừng truyền nữa. Ta sẽ truyền y bát cho con, nhưng con phải biết điều này rất nguy hiểm tới tánh mạng của con. Con hãy mau rời đây ngay, nếu không sẽ có người hại con.”

Các bác thấy hay không. Ngũ tổ biết hết. Biết Lục tổ thế nào cũng bị hại. Vừa nhậm chức xong là tánh mạng bị đe dọa liền. Chúng ta thấy đạo tình của hai người hay vậy đó. Hai bên nói với nhau, tổ sư cho biết rất rõ chuyện gì sẽ xẩy ra cho lục tổ, mức độ tín nhiệm và tin tưởng của lục tổ cũng cao cực kỳ. Tốc độ của tín nhiệm cao cực kỳ khi tâm hai người đã kết hợp với nhau.

Đó là lý do tại sao khi chúng ta sống hay làm việc với nhau, thí dụ vợ với chồng, thầy với trò, thì nên mở hết cửa lòng để không còn một nút thắt nào cả, có sự qua lại trong cực kỳ tin tưởng nhau. Đó là lý do ông tổ sư là một ông tổ sư, ngài không có cửa nào đóng. Nói ngược lại, trong liên hệ vợ chồng, anh em, bạn bè, nếu chúng ta từ từ mở được cái cửa đang đóng, thì khả năng cảm thông sẽ ngày càng cao, như những bậc giác ngộ. Nhưng thường thường chúng ta đóng cửa vì sợ, muốn thủ, sợ bị mất mặt, khó chịu chuyện này chuyện kia.

(Còn tiếp)

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT